Hé lộ nguyên nhân “tia chớp” tàng hình F-35 của Nhật Bản lao xuống biển

Máy bay F-35.
Máy bay F-35.
(PLVN) - Không quân Nhật Bản ngày 10/6 cho biết, việc mất phương hướng nhiều khả năng là nguyên nhân khiến một trong số các phi công của lực lượng này lái máy bay chiến đấu tàng hình F-35 lao xuống Thái Bình Dương vào tháng 4 vừa qua.

Theo Reuters, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đưa ra tại một cuộc họp báo.

“Chúng tôi tin rằng rất có thể viên phi công đã bị mất thăng bằng hoặc mất phương hướng về không gian nhưng không ý thức được tình trạng của mình”, Bộ trưởng Iwaya cho biết.

Theo Bộ trưởng Nhật Bản, bất cứ phi công nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh trên, dù họ có là người có nhiều kinh nghiệm đến đâu. Giới chức Nhật Bản cho biết, phi công trên máy bay bị rơi 41 tuổi. Người này đã tử nạn sau vụ việc nhưng thi thể ông chưa được tìm thấy.

Vẫn theo không quân Nhật, họ không phát hiện dấu hiệu cho thấy phi công trên máy bay gặp nạn đã gặp rắc rối. Người này cũng được cho là đã không tìm cách tránh va chạm dù trên máy bay có thiết bị tiên tiến và hệ thống cảnh báo sát mặt đất để cảnh báo.

Không quân Nhật Bản cũng cho biết không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy viên phi công đã cố nhảy dù ra ngoài. Theo các đánh giá, chiếc máy bay F-35 xấu số đã lao xuống nước với vận tốc lên tới 1.100km/giờ.

Chiếc máy bay F-35A của Nhật Bản đã biến mất khỏi màn hình radar hôm 9/4 khi đang cùng với 3 máy bay khác thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở vùng biển trên Thái Bình Dương, cách thành phố Misawa của nước khoảng 135 km về phía đông.

Việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản loại bỏ lỗi kỹ thuật hay phần mềm là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay tối tân do Mỹ sản xuất được xem là động thái khiến một số nước đang vận hành hoặc có kế hoạch mua máy bay F-35A như Anh, Mỹ, Australia...

Tuy nhiên, cho đến nay, không quân Nhật Bản vẫn chưa khôi phục được bất kỳ dữ liệu nguyên vẹn nào từ thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay của máy bay để củng cố đánh giá trên của họ.

Ông Iwaya cho biết, không quân Nhật Bản sẽ tăng cường huấn luyện chống mất thăng bằng cho các phi công, đồng thời tiến hành kiểm tra những chiếc F-35 còn lại và gặp gỡ những người dân sống gần căn cứ ở Misawa, quận Aomori trước khi khởi động lại việc sử dụng các máy bay trên.

Việc điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay của Nhật Bản đang rất được chú ý trong bối cảnh Tokyo vào tháng 12 năm ngoái cho biết sẽ mua thêm 45 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, bao gồm một số biến thể có thể cất và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) B, trị giá khoảng 4 tỷ USD. 

Trước đó, Nhật Bản cũng đã đặt hàng 42 máy bay phản lực này. Theo giới chức Nhật Bản, tổng cộng, họ muốn trang bị cho lực lượng không quân khoảng 150 chiếc F-35, khiến Nhật trở thành nước mua nhiều máy bay F-35 của Mỹ nhất.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.