Hé lộ hình ảnh tàu ngầm 'nguy hiểm nhất thế giới' của Nga

Tàu ngầm của Nga.
Tàu ngầm của Nga.
(PLVN) - Hãng thông tấn TASS vừa đăng tải đoạn video đầu tiên về tàu ngầm mang tên lửa chạy bằng hạt nhân thế hệ thứ 4 Knyaz Vladimir của Nga.

Theo TASS, đoạn video được công bố nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Nhà máy đóng tàu Sevmash – đơn vị sản xuất tàu Knyaz Vladimir. 

Đoạn video bao gồm những hình ảnh do các phóng viên TASS ghi lại, trong đó có cảnh quay tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Nga từ trên cao cùng nhiều hình ảnh đặc sắc khác. 

Trước đó, hồi cuối tháng 11 vừa qua, Hạm đội phương Bắc của Nga cho hay, tàu Knyaz Vladimir đã hoàn thành các thử nghiệm nhà nước tại các thao trường của Hạm đội ở Biển Trắng.

Knyaz Vladimir là tàu tuần dương dưới nước mang tên lửa chiến lược được đóng theo dự án 955A, đại diện cho thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ 4 được chế tạo cho Hải quân Nga.

So với 3 tàu ngầm lớp Borei đầu tiên là các tàu Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, tàu Knyaz Vladimir ít ồn ào hơn và có hệ thống điều khiển vũ khí, độ sâu và vũ khí được cải thiện.

Tàu Knyaz Vladimir đã được hạ thủy vào tháng 11/2017. 1 năm sau đó, vào tháng 12/2018, tàu ngầm này đã bắt đầu thử nghiệm trên biển đầu tiên.

Tờ National Interest trong một bài viết năm 2018 xếp các tàu ngầm hạt nhân Borei của Nga vào danh sách những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà nhân loại phát minh ra.

Theo tạp chí này, các tàu Borei được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi chiếc số đó có tới 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 8.000 km. 

Tổng cộng, 10 tàu ngầm lớp Borei sẽ được chế tạo và đưa vào phiên chế của Hải quân Nga vào năm 2027. Dự kiến, 5 trong số này sẽ được điều đến Hạm đội Thái Bình Dương và 5 chiếc còn lại được bổ sung cho Hạm đội phương Bắc.

Đọc thêm

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva chúc mừng Quốc khánh Lào

Đại sứ Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai và Đại sứ Lào Latsamy Keomany khẳng định các Cơ quan đại diện của Việt Nam và Lào tại Geneva sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, đóng góp tích cực cho mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Geneva.
(PLVN) - Chiều 1/12, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai dẫn đầu đoàn đại biểu của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva tới chúc mừng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Geneva nhân dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023).

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'

Các quốc gia hào hứng với 'Ngày hội ôm quốc tế'
(PLVN) - Nhiều quốc gia trên thế giới có ngày hội ôm của riêng mình nhưng mục đích của những ngày hội này đều tương tự nhau. Đó là khuyến khích mọi người thể hiện cảm xúc và nghĩa cử yêu thương với nhau nhiều hơn.

Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

Thụy Sĩ đóng băng tài sản trị giá gần 9 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ vốn là một điểm đến ưa thích của những người Nga giàu có và là nơi cất giữ tài sản của họ. Ảnh minh hoạ: Internet.
(PLVN) - Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 8,81 tỷ USD) theo các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Việt Nam kêu gọi duy trì cách tiếp cận mở, đa phương đối với vấn đề di cư

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa họp lần thứ 114 Hội đồng Tổ chức di cư quốc tế (IOM), Geneva ngày 28/11/2023. Nguồn: Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, từ ngày 27-29/11, tại Geneva, Khóa họp lần thứ 114 Hội đồng của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) đã diễn ra với sự tham dự của đại diện 175 quốc gia thành viên, đặc biệt trong đó có sự tham dự của hơn 30 lãnh đạo cấp Nguyên thủ và Bộ trưởng.