HĐND tỉnh Quảng Nam đề ra 10 nhóm nhiệm vụ triển khai trong 6 tháng cuối năm

HĐND tỉnh Quảng Nam khoá X, khai mạc kỳ họp thứ 15.
HĐND tỉnh Quảng Nam khoá X, khai mạc kỳ họp thứ 15.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Quảng Nam khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Ngày 11/7, HĐND tỉnh Quảng Nam khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 15, kỳ họp thường lệ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường cùng Phó Chủ tịch HĐND Trần Xuân Vinh chủ trì kỳ họp.

Tham dự có kỳ họp có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường cho hay, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song, với sự tập trung, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Chủ tịch HĐND tỉnh Phan Việt Cường phát biểu khai mạc kỳ họp.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Chủ tịch HĐND tỉnh Phan Việt Cường phát biểu khai mạc kỳ họp.

Cụ thể, có 13/15 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch nghị quyết đề ra. Khu vực thương mại, dịch vụ đang dần được phục hồi và có tăng trưởng, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Du lịch hồi phục khi lượng khách đến tham quan và lưu trú, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản giữ mức tăng trưởng ổn định, tăng 3,2%. Thu ngân sách nhà nước đạt 44% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 57% so với cùng kỳ; trong đó, một số ngành thu đạt và vượt như thủy điện, bia và nước giải khát, du lịch. Công tác nội chính, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đối ngoại được tăng cường.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, ông Cường cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại mà tỉnh chưa đạt được như: công nghiệp sụt giảm mạnh 24,3%, kéo theo GRDP giảm 9,2% so với cùng kỳ 2022. Thu ngân sách chưa đạt so với dự toán giao; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, vốn các Chương trình MTQG đạt thấp…

“Những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm là rất quan trọng, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023, tạo động lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ 2021 - 2026, tôi đề nghị các đại biểu tham dự kỳ họp phát huy dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn trong thảo luận, tranh luận, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm”, ông Cường nhấn mạnh.

Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khoá X sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khoá X sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định, là bệ đỡ của kinh tế tỉnh. Hoạt động thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng trở lại; ngành du lịch dần phục hồi, đã tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư được tập trung chỉ đạo giải quyết. Quốc phòng - an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số nguồn thu ngân sách nhà nước đạt thấp; tăng trưởng kinh tế giảm sâu so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng giảm sâu so với cùng kỳ; ngành du lịch, dịch vụ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, công tác BT, GPMB còn nhiều vướng mắc.

Công tác lập Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung, Quy hoạch nông thôn mới tại một số địa phương còn chậm. Tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm chưa bảo đảm đúng tiến độ; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phục hồi và phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải cách hành chính (PAR INDEX), hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2022 tụt hạng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh trình bày báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh trình bày báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đề nghị 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp bổ sung triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Theo đó, toàn tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023. Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu chi ngân sách; tăng cường các biện pháp quản lý thu, triển khai tốt hóa đơn điện tử, chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế; kiểm soát chặt chẽ nguồn thu từ tiền đất. Triển khai xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đảm bảo tính chính xác, khả thi, phù hợp với dự kiến phát triển kinh tế - xã hội năm 2024….

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận và biểu dương những kết nổ lực của chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã rất cố gắng, nỗ lực để khắc phục khó khăn, thách thức và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong báo cáo kỳ họp đã chỉ ra những gam màu thiếu tươi sáng của bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thống nhất với những phương hướng nhiệm vụ, giải pháp mà tỉnh Quảng Nam đã đề ra và yêu cầu cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thống nhất với những phương hướng nhiệm vụ, giải pháp mà tỉnh Quảng Nam đã đề ra và yêu cầu cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng.

Trong thời gian đến, ông Hải đề nghị tỉnh Quảng Nam khẩn trương hoàn thành và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 để bố trí không gian phát triển chắc chắn, bền vững, làm căn cứ để triển khai hợp lý, hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định để doanh nghiệp có điều kiện tài chính phục vụ sản xuất, kinh doanh; giải ngân vốn đầu tư công gắn liền với kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý, ông Hải yêu cầu tỉnh Quảng Nam phải đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác phong công vụ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay thế các cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là người đứng đầu các đơn vị, cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, chỉ đạo áp dụng thống nhất các quy định về nhân thân, hộ tịch…đã được pháp luật quy định rõ, tránh tình trạng cứng nhắc, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ, gây phiền hà cho nhân dân.

Các cấp ủy đảng, chính quyền cần chú trọng giải quyết ngọn nguồn, hiệu quả, kịp thời các ý kiến, kiến nghị, đơn, thư của cử tri, người dân. Tháo gỡ các nút thắt về đất đai, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng, kéo dài về đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định cư sau thu hồi đất. Chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri, làm tốt công tác đại đoàn kết toàn dân để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, mỗi vị đại biểu HĐND cần gần dân, sát dân hơn để lắng nghe, thấu hiểu người dân.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, mỗi vị đại biểu HĐND cần gần dân, sát dân hơn để lắng nghe, thấu hiểu người dân.

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, mỗi vị đại biểu HĐND cần gần dân, sát dân hơn để gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt vai trò người đại biểu dân cử….

Theo chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh Quảng Nam sẽ xem xét quyết định các nội dung báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; tình hình thu, chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cũng như công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.