Hãy là “đôi mắt xanh tinh tế”!

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Vào một ngày giá rét năm 2007 tại ga tàu điện ngầm ở Wasington D.C. có người nghệ sỹ đường phố say sưa kéo đàn Violin. Trong khoảng 40 phút biểu diễn với hơn một nghìn người đi qua, chỉ có 3 người dừng lại một chút và trong cái mũ để ngửa có 32 đô la của khách qua lại cho người nghệ sỹ.

Không một ai biết đó là nghệ sỹ Violin nổi tiếng Johua Bell là thần đồng âm nhạc từ năm 17 tuổi. Mỗi đêm biểu diễn trong nhà hát của nghệ sỹ đều đông nghịt người nghe. Vé vào cửa tối thiểu là 100 đô la. Cây đàn Violin nghệ sỹ chơi trong ga tàu điện ngầm có giá 3,5 triệu đô.

Dẫn lại câu chuyện này để thấy rằng nghệ thuật khó mà thẩm định được ngay và định kiến khiến người ta ù tai, mờ mắt và khó thức dậy cảm xúc mà nghệ thuật mang lại. Nếu là nghệ sỹ nổi tiếng, biểu diễn trên sân khấu lộng lẫy thì thính giả chăm chú nuốt từng nốt nhạc và những tràng vỗ tay vang dội không ngớt. Nhưng vẫn nghệ sỹ đó ra đường biểu diễn thì kết cục thế nào, chúng ta đã thấy rõ.

Tương tự, tranh của Van Gogh lúc đương thời khó bán và họa sỹ lâm vào cảnh bần hàn. Tranh của Picasso khó hiểu, ít người cho là đẹp nhưng cả hai ông sau này đều là danh họa nổi tiếng thế giới, có những bức tranh đắt nhất hành tinh.

Những tác phẩm nghệ thuật, dù hội họa hay âm nhạc, phim ảnh hay văn chương đều cần đến sự nhìn nhận, đánh giá của công chúng và thực sự sức sống, giá trị nghệ thuật của nó nằm trong cảm xúc của đông đảo công chúng. Những nhà phê bình hàn lâm chỉ có thể đóng vai trò hướng dẫn và quảng bá chứ không thể nâng lên quá tầm hoặc “dìm chết” một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghệ thuật, người ta thường nhắc tới công lao của những “bà đỡ mát tay” hay những “cặp mắt xanh tinh tế” để tác phẩm đó đến được với công chúng và chiếm lĩnh tầm cao nghệ thuật, trở thành bất hủ, đóng góp lớn vào văn hóa nhân loại.

Chúng ta biết đến trường hợp của nhà văn Jack London khi ông chưa thành danh có đến 15 nhà xuất bản từ chối in tác phẩm của ông. Hoặc, trường hợp của tác phẩm Harry Potter không được ai đón đợi lúc mới ra đời rồi sau đó trở thành cuốn sách bán chạy nhất đương đại và chuyển thể thành phim rất ăn khách.

Những nhạc phẩm bất hủ của Văn Cao cũng đã từng bị hắt hủi, cho là ủy mị, yếu thế nhưng rồi với thời gian vẫn sống mãi trong lòng công chúng yêu âm nhạc.

Nghệ thuật có điểm chung là đem lại cảm xúc thăng hoa, làm giàu có tâm hồn những người thưởng thức, làm nên và bồi đắp giá trị văn hóa của một cộng đồng, dân tộc, quốc gia và cả nhân loại. Tiêu chuẩn của một tác phẩm nghệ thuật không hề thay đổi dù bất cứ thể loại hay thời đại nào, đó là giá trị “chân – thiện – mỹ”. Thiếu một trong những tiêu chuẩn đó thì đời sống của tác phẩm ngắn ngủi, chỉ nương vào một trào lưu nhất thời, có thể được tung hô và đẩy lên “đỉnh cao nghệ thuật” nhưng rồi không thể tránh được sự chết yểu.

Có lẽ lĩnh vực khó quản lý nhất chính là văn hóa, nghệ thuật. Khó bởi không thể định tính, định lượng và cũng khó mà áp dụng cách quản lý hành chính thông thường như “cho phép” hoặc “cấm”. Đơn giản, đây là lĩnh vực tinh thần, chạm vào cảm xúc con người, truyền cảm hứng sáng tạo hay thưởng thức đều như nhau, có tính tương tác giữa tác giả, người biểu diễn với  người nghe, người xem và đông đảo công chúng.

Tất nhiên, cũng không thể tránh được tình trạng “đàn gẩy tai trâu” đối với công chúng cũng như các nhà quản lý, có thể thấy điều này ở những môn nghệ thuật hàn lâm với một lượng công chúng ít ỏi, thế nhưng, tiêu chí “nghệ thuật phục vụ đại chúng” luôn là một yêu cầu chẳng bao giờ cũ.

Nghệ thuật có đời sống riêng, luôn luôn là dòng chảy của đời sống, góp phần bồi đắp nền văn hóa và chính đời sống gạn lọc để có những tinh hoa văn hóa. Bởi vậy, phủ nhận sạch trơn văn hóa, nghệ thuật của một thời kỳ nào đó là việc không thể chấp nhận, đúng hơn là không thể làm việc đó.

Thế nên, đòi hỏi những nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật phải là những “bà đỡ tinh thần mát tay”, sở hữu “cặp mắt xanh tinh tế” và yêu cầu chẳng thể thiếu là ứng xử với văn hóa cần phải có văn hóa. 

Tin cùng chuyên mục

“Mặt nạ da người” - bộ phim khắc họa hình ảnh người làm báo được khán giả đánh giá cao. (Ảnh trong phim)

Nghề báo trong điện ảnh - 'mỏ vàng' còn bỏ ngỏ

(PLVN) - Trong nền điện ảnh Việt Nam hiện nay, các đề tài về tình yêu, hình sự, tâm lý xã hội hay gia đình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Thế nhưng, một điều dễ nhận thấy là phim về nghề báo - một nghề nghiệp giàu kịch tính, đầy trăn trở và có chiều sâu xã hội - lại xuất hiện rất hiếm hoi, thậm chí gần như bị bỏ quên. Đây là điều gây tiếc nuối cho cả giới làm nghề báo và khán giả yêu điện ảnh.

Đọc thêm

Nhiều hoạt động kỷ kiệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa chính thức được Ban chỉ đạo Trung ương phê duyệt. Theo đó, nhiều hoạt động quy mô lớn như diễu binh, hội thảo, triển lãm, chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa sẽ được tổ chức trên cả nước nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển đất nước. 

32 tác phẩm thư pháp tại “Không gian văn hóa sen và Kiều”

Các đại biểu, du khách thưởng lãm và chụp ảnh tại "Không gian văn hóa sen và Kiều). (ảnh T.Dương)
(PLVN) - Không gian văn hóa Sen và Kiều giới thiệu 32 tác phẩm thư pháp mà phần lớn trong đó thể hiện những vần thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đặc biệt là những câu thơ trực tiếp đề cập hoặc gợi lên hình ảnh hoa sen với giá trị ẩn dụ tinh tế.

TS.NSND Quốc Hưng trở thành Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc (ảnh P.V).
(PLVN) - Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện không chỉ là nơi đào tạo đỉnh cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng sáng tạo, bệ phóng cho các tài năng trẻ, đồng thời là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

“Lời thề thứ 9” - khát vọng bảo vệ lẽ phải

“Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đề cập lý tưởng của người lính trong những biến động xã hội thời kỳ đầu đổi mới (ảnh ĐTH Hà Nội)
(PLVN) - Không dừng lại ở việc phê phán, vở diễn “Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ còn gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình quân dân, niềm tin vào chính nghĩa và khát vọng bảo vệ lẽ phải.

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'
(PLVN) - Khi nhắc đến tài năng gắn liền với nhan sắc, khán giả không thể quên được nữ ca sĩ Thanh Thúy. Bà sở hữu thiên phú âm nhạc với giọng ca trầm buồn cuốn hút cùng gương mặt kiều diễm xứng danh xưng “Hoa hậu Nghệ sĩ”.

“Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”

Quang cảnh hội thảo: “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới” (ảnh T.Dương).
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 5/6/2025 tại Hà Nội, Cục Báo chí, Báo Văn Hóa (Bộ VH-TT& DL) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”.

Những điều ít biết về Á Hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - Tường Vy

Nguyễn Tường Vy - giành ngôi vị Á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025.
(PLVN) -   Từ quyết định đầy dũng cảm khi bắt đầu lại từ con số 0 tại Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, Tường Vy không chỉ chinh phục ngôi vị Á Hậu mà còn lan tỏa một thông điệp bảo vệ môi trường mạnh mẽ. “Nuôi Cây - Vườn của tôi trên biển ” là một hành trình đầy nghị lực và trách nhiệm mà cô gái trẻ muốn mang đến cho biển cả Việt Nam. Hành trình của Tường Vy là minh chứng cho sự kiên trì, khát vọng và tình yêu mạnh mẽ với thiên nhiên.

Những tín hiệu tích cực từ phim hoạt hình Việt Nam

 Bộ phim “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm lầy lội” khẳng định tiếng nói của hoạt hình Việt Nam trong thị trường phim đầu mùa hè năm nay. (Ảnh từ clip)
(PLVN) - Hoạt hình vốn là một “địa hạt” đang bị bỏ ngỏ của điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây có thể nhận thấy những dấu hiệu tích cực của phim hoạt hình Việt Nam, khi đã có những bộ phim chất lượng về cả hình ảnh, nội dung được ra mắt và vươn dần ra thị trường quốc tế.