Hay gì phơi bày chuyện đạo văn!

(Hình minh hoạ)
(Hình minh hoạ)
(PLO) - Những nhà khoa học thực sự luôn ý thức rất rõ về vấn đề bản quyền, khi trích một câu, một từ của người khác đều phải xin phép và chú thích rõ ràng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, có những người đã tặc lưỡi cho qua để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn. Vụ ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận vì đã ra quyết định thu hồi bằng tiến sỹ của ông khi phát hiện luận án của ông sao chép tới 52,5 /159 trang luận án tiến sỹ của người khác mà không dẫn nguồn năm 2013 là một ví dụ.

Kết quả xác minh của Công an nói gì?

Ngày 10/12/2018, TAND TP. Hà Nội tiếp tục đưa vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là ông Hoàng Xuân Quế và người bị kiện là nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) Phạm Vũ Luận liên quan quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Quế ra xét xử sau gần 2 năm tạm đình chỉ. Tuy nhiên, sau đó thay vì tuyên án như dự kiến, Chủ tọa lại tuyên bố tạm hoãn phiên tòa để triệu tập người đại diện theo ủy quyền của Bộ GD-ĐT.

Vụ án này, đáng lẽ ra đã có thể đã kết thúc một cách nhanh chóng vì tình tiết, chứng cứ khá đơn giản, rõ ràng. Thế nhưng, phiên toà ngày 10/12 là phiên tòa mở lại lần thứ 6 kể từ năm 2013 và sẽ được mở lại vào 8h30 thứ sáu, ngày 14/12. 

Câu chuyện bắt nguồn từ tháng 6/2013, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được từ Báo Nhân dân, Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN và NĐ) của Quốc hội đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam" đã "đạo văn" tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường".

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT đã tiến hành thụ lý, xác minh giải quyết tố cáo theo quy trình quy định của Luật Tố cáo. Hai quyển luận án nêu trên đã được gửi đến 2 nơi là Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Hội đồng chức danh giáo sư ngành kinh tế học đối chiếu, so sánh và có kết luận gửi Bộ để tư vấn cho Bộ về chuyên môn.

Kết quả tư vấn cho thấy: Nội dung tố cáo ông Hoàng Xuân Quế sao chép Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế là đúng. Cụ thể: Luận án của ông Hoàng Xuân Quế có 52,5/159 trang (trong đó Chương 3 có 29/44 trang) được sao chép. Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Kinh tế còn cho rằng: Nếu loại bỏ phần sao chép thì Luận án của ông Hoàng Xuân Quế không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Hội đồng kiến nghị Bộ thu lại văn bằng tiến sĩ đã cấp cho ông Hoàng Xuân Quế.

Theo ý kiến của nhiều người ngoài cuộc, vụ kiện hành chính này, đáng ra là không nên có
Theo ý kiến của nhiều người ngoài cuộc, vụ kiện hành chính này, đáng ra là không nên có

Trong quá trình giải quyết tố cáo, ông Quế có giải trình cho rằng các luận án mang tên ông Quế ở Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường không phải bản đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm, cho rằng đã bị đánh tráo hoặc trước đây đã nộp nhầm. Ông Quế gửi đến Bộ GD&ĐT (qua trường ĐH Kinh tế Quốc dân) ba quyển luận án giải trình là những quyển luận án đã được nộp cho Hội đồng chấm để bảo vệ cấp nhà nước, nay xin lại từ nhà các thành viên hội đồng.

Bộ GD&ĐT đã xem xét ý kiến và tài liệu mà ông Quế cung cấp, gửi ba cuốn luận án đến Bộ Công an nhờ xác minh giúp.

Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã giám định và Tổ xác minh rà soát cho thấy một số điểm không đúng quy định và không có sự đồng nhất.

Cụ thể: Hai cuốn bìa mềm, một cuốn bìa cứng trong khi quy định bắt buộc phải đóng bìa cứng; Một cuốn luận án có 180 trang, hai cuốn còn lại có 179 trang; Lề một số trang của ba cuốn luận án không đồng nhất; Số lỗ ghim ở các trang trong ba cuốn luận án không đồng nhất; Một số trang sử dụng phông chữ Times New Roman, trong khi quy định của Bộ là sử dụng phông chữ VnTime (Roman); Số lỗ ghim các trang sử dụng phông chữ Times New Roman khác số lỗ ghim các trang liền kề và trùng với các trang mà Hội đồng xác minh luận án tiến sỹ ngành kinh tế học kết luận là có sao chép.

Cũng theo xác minh của Bộ Công an, việc xin lại luận án từ các thành viên Hội đồng cũng có dấu hiệu không khách quan.

Theo các Biên bản làm việc được Bộ Công an chuyển đến thì: Cuốn luận án lấy từ nhà của cố GS. Mai Siêu được bà Đỗ Hoàng Oanh xác nhận: “lần đầu cả tôi và anh Quế lên tủ sách của nhà tôi tìm khoảng nửa tiếng không thấy. Lần hai cách khoảng 2 tuần, anh Quế cùng một em học sinh tìm hộ tôi ở nhà. Khoảng 20 phút thì em học sinh tìm thấy. Sau đó anh Quế đề nghị tôi xác nhận là nhận tại nhà tôi”.

Cuốn luận án lấy từ nhà PGS.TS. Lê Đình Hợp, do con trai PGS. Hợp xác nhận: “... Sau một hồi không tìm thấy, tôi đã để anh Quế tự tìm và đi xuống nhà. Một lát sau, anh Quế nói đã tìm thấy cuốn luận án... Anh Quế đã tự đọc nội dung và đề nghị tôi xác nhận vào cuốn luận án.. đồng thời đề nghị tôi ký xác nhận vào một số trang trong cuốn luận án, các trang này do anh Quế tự lật và bảo tôi ký”.

Cuốn luận án của GS. Cao Cự Bội bìa cứng do ông Quế tự tìm được tại nhà GS. Bội nhưng lại để thất lạc. Trong biên bản làm việc với A83, GS Bội cho biết: “Ông Quế và người nam đã lên phòng để tự tìm trong kho sách của thầy Bội nhưng không thấy. Vài ngày sau, ông Quế và người nam nói trên lại đến tự tìm. Một lúc sau, hai người nói là đã tìm thấy và đem xuống để xin thầy Bội ký xác nhận vào cuốn luận án. Tuy nhiên, thầy Bội đã không xác nhận vào cuốn luận án này”.

Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định ba cuốn luận án do ông Hoàng Xuân Quế nộp lại cho Bộ GD&ĐT không phải là chứng cứ khách quan để Bộ GD&ĐT sử dụng làm cơ sở so sánh, đối chiếu nội dung sao chép với luận án của ông Mai Thanh Quế.

Vẫn để đường giữ danh dự cho người khởi kiện

Trong và sau quá trình giải quyết tố cáo, Bộ GD&ĐT cho biết đã nhận được ý kiến của người hướng dẫn, người phản biện luận án của ông Quế cho rằng không có việc ông Quế sao chép luận án như kết luận của Bộ GD&ĐT nhưng các ý kiến này cũng không dựa trên cơ sở so sánh trực tiếp giữa hai luận án và không có mối liên hệ logic với các chứng cứ khách quan mà Bộ GDĐT đã thu thập được nên chưa đủ cơ sở thuyết phục và không được chấp nhận.

Liên quan tới vụ việc này, một số nhà khoa học, chuyên gia trong ngành kinh tế đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để bênh vực ông Hoàng Xuân Quế. Tiến sĩ Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người vừa là giáo viên hướng dẫn chính cho Nghiên cứu sinh Mai Thanh Quế, vừa là phản biện kín luận án của nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế đã gửi văn bản tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: "tôi đã đọc rất kỹ bản luận án này và đã có nhận xét, đánh giá tốt về chất lượng luận án… Khi đọc kỹ bản luận án của anh Hoàng Xuân Quế để phản biện, tôi không thấy có sự trùng lặp, sao chép giữa hai luận án…”. Tuy nhiên, ý kiến này không được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận. 


Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, hành vi sao chép Luận án của ông Hoàng Xuân Quế đã vi phạm qui định tại Khoản 2 Điều 20 và Khoản 7 Điều 41 của Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 08/6/2000; Điểm a Khoản 3 Điều 12 của Quy định quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 52/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/12/2002 và Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 4/10/2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kết luận giải quyết tố cáo với  nội dung: Không có cơ sở để khẳng định luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế hiện lưu giữ tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã bị đánh tráo hoặc nộp nhầm; Nội dung tố cáo ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép luận án của ông Mai Thanh Quế là đúng (Kết luận số 1254//KL-BGDĐT).

Kết luận trên cũng logic với nội dung trong văn bản giải trình gửi Bộ GD&ĐT, chính ông Quế đã nêu rõ việc mượn Luận án của ông Mai Thanh Quế và sử dụng như sau: “…những phần tôi sử dụng được tôi yêu cầu cửa hiệu đánh máy đánh máy lại, với mục đích sau đó sẽ chỉnh sửa lại câu từ và bổ sung hoặc thay thế những ý kiến của tôi”.

Xâm phạm bản quyền đẩy nhiều nhà khoa học vào vòng luẩn quẩn
Xâm phạm bản quyền đẩy nhiều nhà khoa học vào vòng luẩn quẩn

Năm 2004, sau khi bảo vệ luận án, ông Hoàng Xuân Quế còn cho in cuốn sách “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay”. Cuốn sách này có nội dung gần giống luận án của ông Quế; trong đó, những nội dung của luận án bị tố cáo sao chép từ luận án của ông Mai Thanh Quế đã được sử dụng gần như nguyên văn trong cuốn sách này.

Ngày 11/10/2013, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 4674/QĐ- BGDĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế.

Từ đó đến nay, ông Hoàng Xuân Quế kiên tâm đi kiện Bộ Giáo dục và Đào tạo còn Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mất  nhiều thời gian, công sức vì quyết định thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế. Thế nhưng, có một điều mà người ngoài cuộc cảm nhận rõ là dù có trong tay tất cả những chứng cứ xác đáng thì chưa bao giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo cạn tình mà vẫn để lại một đường giữ danh dự cho người khởi kiện.

Âu đây cũng là bài học đắt giá cho những ai đã và đang có ý định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai và cũng không ít hiểm nguy này.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.