Hậu siêu bão: người dân Philippines uống nước cống để tồn tại

Hậu siêu bão: người dân Philippines uống nước cống để tồn tại
(PLO) - Nỗi tuyệt vọng đã lan rộng trên khắp những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Haiyan ở Philippines, trong khi tình trạng cướp bóc thì ngày càng trở nên hung hãn.
Năm ngày sau khi một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận tàn phá các thành phố và thị trấn ở miền Trung Philippines, người dân đã không giấu được nỗi tức giận và thất vọng khi nguồn cung các loại nhu yếu phẩm ngày một hạn hẹp hơn. 
Ông John Lim – một quan chức của thành phố Tacloban – cho biết, khoảng 90% thành phố ven biển với 220.000 cư dân này đã bị phá hủy nhưng chỉ có khoảng 20% người dân nhận được cứu trợ. Những ngôi nhà hiện cũng trở thành đối tượng để cướp bóc khi các nhà kho đã bị vét sạch. Một số người sống sót tại Tacloban thậm chí đã phải đào nước cống để uống vì không thể kiếm được nước sạch.  
Các cơ sở y tế cũng đã ở trong tình trạng quá tải. Chị Maricel Cruz đang bồng thi thể đứa con 5 tháng tuổi ở hàng ghế dự bị ở bệnh viện. Đứa trẻ bị ốm sau cơn bão nhưng chị lại không thể kiếm được thuốc cho con. Đứa trẻ sau đó đã lên cơn co giật và qua đời. “Không ai giúp chúng tôi cả” – chị Cruz đau khổ nói trên đài ABS-CBN. Theo thống kê của Liên Hợp quốc, đã có hơn 670.000 người bị mất nhà cửa sau bão và gần 12% dân số nước này bị ảnh hưởng bởi bão Haiyan. 
Cho đến nay, số người tử vong vẫn chưa được làm rõ. Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng các quan chức địa phương đã phóng đại con số người chết. Trả lời phỏng vấn đêm 12/11, ông Aquino cho biết số người thiệt mạng do bão khoảng gần 2.500 người chứ không phải 10.000 người như ước tính trước đó. Tuy nhiên, cảnh đói khát, xác người nằm ngổn ngang cùng những đống đổ nát vẫn bao trùm cả thành phố Tacloban trong ngày 13/11.
Đến ngày 13/11, con số chính thức các nạn nhân tử vong được xác nhận là 2.275 và chỉ có 84 người mất tích. “Tại thời điểm này chắc chắn không phải là 10.000 người. Chúng tôi đã kiểm đếm các thi thể đang ở trên đường phố nhưng vẫn chưa thể đưa ra con số chính xác vì vẫn còn một số người đã bị chôn vùi ở một vài khu vực” – Chánh Văn phòng nội các Philippines Rene Almendras cho biết tại một cuộc họp báo. 
Tuy nhiên, các nhân viên cứu trợ đã tỏ ra hoài nghi con số mà ông Aquino đưa ra. “Con số chắc chắn phải cao hơn vì chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận nhiều khu vực” – ông Gwendolyn Pang, Tổng Thư ký Hội Chữ thập đỏ Philippines cho hay. Theo Hội này, số người còn mất tích hiện khoảng 22.000 người nhưng ông Pang cũng cho biết con số này có thể gồm cả những người đã được tìm thấy. 
Lo ngại về an ninh
Tại một số khu vực đã xuất hiện tình trạng hỗn loạn. Kênh truyền hình ANC cho biết, trong bối cảnh tình trạng cướp bóc tại các cửa hàng và nhà kho để lấy lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm khác sau cơn bão đã lan rộng, lực lượng an ninh của Philippines ngày 13/11 đã đấu súng với một nhóm những người đàn ông có vũ trang tại ngôi làng Abucay, thuộc thành phố Tacloban. 
Trước đó, các nguồn tin cho biết ngày 12/11, một đoàn xe cứu trợ trên đường tiến đến Tacloban bị cho là đã bị tấn công và quân đội sau đó đã bắn chết 2 người. Cũng trong ngày 12/11, 8 người sống sót sau cơn bão đã thiệt mạng khi những người cướp bóc xông vào một nhà kho của Chính phủ ở thị trấn Alangalang, cách thành phố Tacloban 17km, khiến một bức tường bị sập. 
Ông Orlan Calayag – người quản lý Cơ quan Thực phẩm quốc gia Philippines (NFA) – cho biết, những người còn lại khi đó vẫn tiếp tục xông tới để giành lấy khoảng 33.000 bao gạo nặng khoảng 50kg. Trong ngày 13/11, nhiều người đã tụ tập trước sân bay với hy vọng sẽ được đưa ra khỏi đây, dẫn đến va chạm với lực lượng an ninh.
Bộ trưởng Tài chính Philippines Cesar Purisima cho biết thiệt hại về kinh tế do bão có khả năng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 của nước này khoảng 1%. Tổng thiệt hại do cơn bão gây ra trong khi đó khó có thể ước đoán chính xác ngay. Theo các ước lượng ban đầu, thiệt hại do bão Haiyan có thể là từ 8 đến 19 tỉ USD. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.