Hậu họa khôn lường do khôn loại bỏ pin đúng cách

Một địa chỉ thu gom pin tại số nhà 53 Phan Kế Bính Đà Nẵng
Một địa chỉ thu gom pin tại số nhà 53 Phan Kế Bính Đà Nẵng
(PLVN) - Mỗi gia đình ở Đà Nẵng được ghi nhận có khoảng 10-15 thiết bị điện tử sử dụng pin. Nhưng ít ai biết, vật nhỏ gọn này lại chứa “mỏ” hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, Cadmium và Asen (thạch tín)…

Đáng nói, sau khi sử dụng, các viên pin này trở thành phế thải, nếu không thu gom, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường và nguy hại đến sức khỏe cộng đồng. Trước tác hại được chia sẻ, người dân Đà Nẵng bắt đầu tiên phong thu gom từ việc đặt hộp thu gom trước mỗi khu dân cư hay quán cà phê.

Độc hại không tưởng

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng, hiện nay bình quân mỗi ngày Đà Nẵng thải ra khoảng 1.000 tấn rác, trong đó có rác thải từ cao su, nhựa, ắc quy. Đặc biệt, trong mỗi gia đình có nhiều thiết bị điện tử có sử dụng pin và số lượng đã qua sử dụng hằng ngày thải ra môi trường khá lớn.

Thế nhưng, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, các doanh nghiệp chỉ thu gom, phân loại và xử lý được một phần, còn lại lẫn trong rác thải sinh hoạt. Kết thúc xử lý của bin bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đốt.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, cả hai phương pháp trên đều tác động rất xấu đến môi trường. Khi chôn lấp pin, các kim loại nặng như: Chì, kẽm, niken và thủy ngân có trong pin sẽ thấm vào đất, nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước.

Còn đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, chất độc của pin đọng lại trong tro gây ô nhiễm không khí. Lượng thủy ngân có trong một cục pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm.

Khi con người hấp thụ qua đường ăn uống hoặc hít thở, các độc tố phát tán từ pin có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản, tim mạch, gây ung thư nhiều loại và dị tật thai nhi. 

Đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường chia sẻ, do lượng rác thải độc hại không có thường xuyên nên người dân chưa hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn. Hơn nữa, có phân loại, người dân cũng không nắm rõ ngày, giờ đơn vị nào chịu trách nhiệm về thu gom và xử lý loại rác thải nguy hại này.

Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc hình thành thói quen phân loại rác thải nguy hại ngay tại nguồn.

Đồng thời, thành phố cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân tái chế chất thải nguy hại, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Về lâu dài, chính quyền cần đầu tư lắp đặt dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải hiện đại, khép kín để xử lý tận gốc chất thải nguy hại từ pin, ắc quy, vỏ bao thuốc trừ sâu...; khuyến khích doanh nghiệp sản xuất thu mua, tái sử dụng phế thải độc hại... 

Tiên phong vì thành phố môi trường

Với khẩu hiệu “Hãy bỏ pin cũ vào hộp, để tôi giúp bạn mang nó đi hủy”, một hộp nhựa được làm cẩn thận, có ghi câu tuyên truyền, đặt ở vị trí dễ nhìn trước cổng nhà số 53 Phan Kế Bính (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) được nhiều người chú ý.

Hơn cả tháng nay, địa chỉ này thường xuyên đón những người tiện đường trong khu vực ghé qua bỏ pin vào hộp. Tuy nhiên, vị chủ nhân ngôi nhà thừa nhận, không phải khi nào các hộp hay địa điểm thu gom cũng “no” pin. Rất ít người có ý thức gom pin cũ; khi không còn giá trị sử dụng, họ vứt bừa bãi hoặc ném vào thùng rác, thậm chí còn để cho trẻ con lấy làm đồ chơi.

Một lần tình cờ đọc được tác hại của pin trên mạng internet, anh Nguyễn Tấn Lộc (số 15 Phan Anh, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) quyết định chia sẻ lên facebook và lấy nhà mình làm địa điểm để mọi người tập kết pin đã qua sử dụng.

Anh cũng khá bất ngờ vì dòng “trạng thái” nhận được sự phản hồi tích cực, thậm chí, nhiều người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng liên hệ anh để giao pin. Theo anh Lộc, dù có khá nhiều lời đề nghị, tuy nhiên do bận rộn với công việc và khoảng cách xa nên anh chưa thể đến tận nơi để nhận.

Cũng giống như anh Lộc, anh Hồ Viết Bình nhận thấy việc vứt bỏ pin đã qua sử dụng ra môi trường rất nguy hiểm nên đã liên hệ với chương trình “Việt Nam tái chế” chuyên thu gom và xử lý rác thải điện tử ở Hà Nội để được tư vấn. Sau khi tìm hiểu, anh quyết định chọn quán cà phê BYM của mình ở địa chỉ 45 Hoàng Tích Trí (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) làm nơi thu gom pin.

“Ngoài thu gom pin giúp mọi người, tôi cũng muốn quán cà phê của mình trở thành điểm hẹn của những người vì môi trường. Quán của tôi rất hạn chế sử dụng ly, ống hút nhựa mà chỉ dùng ly phân hủy được từ xác cây mía và ống hút tre thân thiện môi trường”, anh Bình chia sẻ.

Qua tìm hiểu, sau khi thu gom được nhiều bị, những người này mang chuyển đến thùng thu gom tập trung đã qua sử dụng đặt tại tầng 2, siêu thị Big C Đà Nẵng. Đại diện siêu thị Big C cho biết, toàn bộ pin sau đó được đơn vị chuyển vào TP Hồ Chí Minh, nơi có nhà máy xử lý chuyên dụng, đảm bảo quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. 

Theo khảo sát của PV, đến nay, phần người dân rất ủng hộ hoạt động ngưng xả thải bin đã qua sử dụng ra môi trường, nhưng do có quá ít điểm thu gom nên …lười.

Chính vì thế, nhiều hộ gia đình được hỏi đều đề xuất, khu nhà chung cư hay các tổ dân phố, tuyến đường chung nên đặt hộp thu gom pin ở nơi dễ nhìn thấy và đông người qua lại như cổng chào, cầu thang bộ…để tiện lợi cho người dân. Tổ trưởng hoặc Nhà trưởng sẽ thu và đưa pin đến nơi xử lý an toàn. Không tốn kém và mất quá nhiều thời gian, lại thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu khu dân cư.

Ngoài việc thu gom pin đã qua sử dụng, anh Bình, anh Lộc đề xuất thêm, để giảm số lượng pin thải ra môi trường bằng cách mua loại pin 3A sạc, tuy đắt tiền (khoảng 200 ngàn đồng- 400 ngàn đồng) nhưng sạc được khoảng 1000 lần, sẽ tiện lợi trong việc sử dụng rất nhiều lần, không cần phải bỏ đi sau khi pin cạn. Loại pin sạc này chủ yếu dùng cho đồng hồ treo tường và đồ chơi trẻ em…

Pin sau khi sử dụng chọn bỏ gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp gỗ. Khi thấy số lượng nhiều, mang gửi tới cho chương trình Việt Nam tái chế:

- Tại Hà Nội: 45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy; 17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy; số 1 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm; số 12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình; số 9 Thành Công, Ba Đình

- Tại TP HCM: MM Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, An Phú, Phường An Phú, quận 2; 132 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4; Số 22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận; số 14 Phan Bội Châu, phường 2, quận Bình Thạnh; số 82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.