Hậu đại dịch và tiếng 'kêu cứu' từ đại dương

Rác thải nhựa là hiểm họa đối với môi trường biển.
Rác thải nhựa là hiểm họa đối với môi trường biển.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nhiều thập kỉ nay, đại dương đã đứng trước những mối nguy lớn đến từ lượng rác thải khổng lồ của con người. Hậu đại dịch, mối nguy càng lớn hơn bao giờ hết bởi lượng rác thải y tế từ COVID-19.

Những con số đáng báo động

Mới đây, tại cuộc thi Nhiếp ảnh Đại dương 2021 do Tạp chí Oceanographic tổ chức nhằm tôn vinh những nhiếp ảnh gia có tác phẩm đóng góp trong việc cảnh báo về những thảm họa do con người gây ra dưới đáy đại dương, nhiều bức ảnh đa chiều về đại dương đã được hé lộ. Trong số đó, có không ít những bức ảnh gây rung động bởi khắc họa những góc nhìn đẹp chân thực, sống động về thực trạng ô nhiễm môi trường biển. Đó là bức ảnh một chú cá ngựa đang bơi giữa đại dương, đuôi móc vào một chiếc khẩu trang y tế to hơn gấp nhiều lần so với kích thước cơ thể. Đó là hình ảnh một chú cá nhỏ chết trên đám sỏi ở bờ biển, miệng há to chứa một mẩu tàn thuốc lá. Một chú mực bị mắc kẹt trong một mảnh sắt lơ lửng giữa biển khơi...

Từ nhiều năm nay, trong những cuộc thi nhiếp ảnh về đại dương, đã có biết bao bức ảnh lột tả những khoảnh khắc như thế. Những chú cá mắc kẹt trong chai nhựa, rùa biển chết ngộp trong túi nilon, sinh vật biển bị dây cao su siết đến chết. Dẫu chỉ là những sinh vật nhỏ nhoi trong hàng triệu sinh vật biển, nhưng những cái chết ấy vẫn gây nên một nỗi đau nhói trong lòng những người xem, bởi nó cho thấy sự hủy hoại môi trường biển đang đến, quá nhanh, quá nguy hiểm.

Một bức ảnh đoạt giải cuộc thi Nhiếp ảnh Đại dương 2021.

Một bức ảnh đoạt giải cuộc thi Nhiếp ảnh Đại dương 2021.

Thực tế cho thấy, trong nhiều thập kỷ qua, các hoạt động của con người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật biển trên các đại dương. Sự lan truyền các chất độc hại như dầu, nhựa, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các hạt hóa học vào đại dương đã làm đại dương bị ô nhiễm trầm trọng, hủy diệt nhiều loài sinh vật. Thậm chí, có những loài giờ đây đã tuyệt chủng.

Trong đó, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là một mối nguy lớn nhất cho biển cả khi 60-90% rác thải trên biển là nhựa. Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (World Wide Fund For Nature-WWF) mới đây cho biết, tình trạng ô nhiễm nhựa trong đại dương đang gia tăng nghiêm trọng và kêu gọi nỗ lực khẩn cấp nhằm thiết lập một hiệp ước quốc tế về nhựa.

Theo báo cáo của WWF, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. 300 triệu tấn nhựa được tạo ra hàng năm và khối lượng này tương đương với toàn bộ dân số loài người, trong đó có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương mỗi năm. Ước tính có 5.250 tỷ mảnh rác thải nhựa nằm trong các đại dương của chúng ta. 269.000 tấn trôi nổi, 4 tỷ sợi nhỏ trên mỗi km² nằm dưới bề mặt. Điều này tương tự đổ một xe rác toàn nhựa vào đại dương trong 1 phút.

Báo cáo cũng dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Từ nay tới năm 2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn. Đến năm 2050, trọng lượng rác thải nhựa sẽ vượt cá ở đại dương.

Thống kê từ các tổ chức bảo vệ đại dương, bảo vệ môi trường đã cho thấy những con số thật sự đáng suy ngẫm. Cho đến nay, có gần 1.000 loài động vật biển bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm đại dương và hiện chúng ta có hơn 500 địa điểm được ghi nhận là vùng chết, nơi sinh vật biển không thể tồn tại. Thống kê cũng cho thấy, hơn 50% rùa biển đã nuốt nhựa vào bụng. Hàng năm, có 100 triệu động vật biển chết chỉ vì rác thải.

Tháng 6/2021, hãng đóng gói bao bì RAJA công bố nghiên cứu về những nước xả nhiều rác thải nhựa nhất ra biển trong năm 2020. Theo đó, Ấn Độ là nước đứng đầu bảng, xả ra 126.500 tấn rác thải nhựa. Lượng rác này tương đương với trọng lượng của 250.000 con cá heo mũi chai. Kế đến là Trung Quốc (70.700 tấn), Indonesia (56.300 tấn), Brazil (38.000 tấn).

Các đại diện khác của châu Á nằm trong danh sách Top 10 còn có Thái Lan (thứ 5, 22.800 tấn), Nhật Bản (thứ 9, 1.800 tấn). Mỹ đứng thứ 10 với 703 tấn, bất chấp việc nước này hàng năm xả ra lượng rác thải nhựa nhiều gấp đôi Ấn Độ.

Lượng rác thải tăng vọt vì COVID-19

Môi trường biển đã báo động đỏ về ô nhiễm rác thải từ nhiều thập niên qua. Trải qua hơn 3 năm COVID-19 hoành hành, ngoài những hậu quả về kinh tế, đời sống, sức khỏe... cho loài người, đại dịch còn gây ra một nguy cơ khác: Ô nhiễm môi trường biển trầm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Khoa học Khí quyển thuộc ĐH Nam Kinh (Trung Quốc) và Viện Hải dương học UC San Diego's Scripps (Mỹ) đã thực hiện dự đoán về mức độ và số phận của rác thải trong các đại dương trong thời đại dịch COVID-19.

Nhân loại cần chung tay bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tự nhiên như chính cuộc sống của mình.

Nhân loại cần chung tay bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tự nhiên như chính cuộc sống của mình.

Bằng cách sử dụng mô hình rác thải nhựa trong đại dương mới được phát triển để định lượng tác động của đại dịch COVID-19 đối với việc thải nhựa từ các nguồn trên đất liền, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 trong tổng số 25.900 tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên toàn cầu.

Hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch COVID-19 đang xâm nhập vào đại dương từ các con sông. Kết hợp dữ liệu từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào năm 2020 – tháng 8/2021, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn chất thải nhựa toàn cầu đổ vào các đại dương là từ châu Á, trong đó chất thải bệnh viện chiếm phần lớn lượng thải trên đất liền. Cụ thể, 46% lượng rác thải nhựa toàn cầu xuất phát từ châu Á (do hoạt động sử dụng khẩu trang của cư dân), tiếp theo là châu Âu (24%), châu Mỹ (22%) và châu Phi (8%). Trong đó, 87,4% lượng rác thải là từ các bệnh viện, bao bì và bộ dụng cụ xét nghiệm chiếm khoảng 5%. Nghịch lý hơn, nhiều quốc gia không hề là tâm dịch, nhưng vẫn thải ra một lượng rác thải COVID-19 khổng lồ.

Thời gian qua, nhiều bức ảnh của các nhiếp ảnh gia và chuyên gia môi trường được công bố đã cho thấy mức độ hủy hoại môi trường biển do rác thải y tế từ COVID-19 gây ra. Đó là hình ảnh những chiếc khẩu trang và găng tay y tế dùng một lần tràn ngập tại nhiều bãi biển trên khắp thế giới. Là hình ảnh đàn cá bơi giữa những rặng san hô, xung quanh khẩu trang y tế cùng găng tay cao su trải đầy dưới đáy biển được chụp lại bởi một thợ lặn quay ngoài khơi thành phố Antibes (tỉnh Alpes-Maritimes miền Nam nước Pháp), một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất ở Địa Trung Hải.

Các nhà hoạt động vì môi trường đã đưa ra cảnh báo, một thời gian nữa, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì có lẽ loại “rác thải thời COVID” này sẽ ngày càng tràn lan, tác động trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta.

Nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường biển đã bắt đầu lên tiếng và hành động bằng những chiến dịch cảnh báo, tăng cường nhận thức và làm sạch biển. Ông Laurent Lombard, Tổ chức Chiến dịch Biển sạch - tổ chức phi chính phủ của Pháp điều phối các hoạt động nhặt rác dọc theo vùng biển phía nam Pháp nhận định: "Có lẽ sớm thôi chúng ta sẽ có nguy cơ nhìn thấy nhiều khẩu trang hơn là sứa ở Địa Trung Hải".

Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó tránh khỏi thực trạng đáng báo động về ô nhiễm rác thải y tế trên toàn cầu. Cạnh đó, con người vẫn luôn không ngừng nghỉ sinh hoạt, sản xuất, đổ lượng rác thải khổng lồ xuống đại dương. Từ lâu nay, các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương liên giữa đời sống con người và đời sống tự nhiên là vô cùng to lớn. Trong khi con người, với mong muốn trù phú về kinh tế, đầy đủ về tiện nghi vật chất đã “vô tư” đầu độc môi trường, thì con người cũng nhận lại cho mình những hậu quả nặng nề khi mà nhiều sinh vật biển dần biến mất, nhiều vùng biển dần thành biển chết, tài nguyên cạn kiệt, thiên tai lan tràn. Và cả những dịch bệnh khủng khiếp mà trong khi tác động độc hại vào thiên nhiên, con người phải nhận ngược lại.

Đó là một vòng tuần hoàn đáng sợ mà nhân loại là nạn nhân nhưng cũng chính là thủ phạm. Thức tỉnh, thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung là điều mà mỗi người cần trang bị cho mình trong thời đại ngày nay. Chỉ có chung sống hòa bình và tôn trọng tự nhiên, đời sống con người mới có thể bình an, tốt đẹp và bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Đọc thêm

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.