Hành vi mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
(PLO) - Hoạt động mê tín dị đoan luôn là tâm điểm chú ý của xã hội mỗi độ Tết đến, xuân về. Linh đến đâu chưa thấy nhưng hậu quả đã đến với nhiều người với các mức độ khác nhau như bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC), xử lý kỷ luật… Vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi mê tín dị đoan sẽ bị xử lý như thế nào?

“Tín ngưỡng”, “tôn giáo” là gì?

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, “tín ngưỡng” là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. “Tôn giáo” là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

Còn khái niệm về mê tín, dị đoan thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, từng tôn giáo khác nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà người nào đó nhắm mắt tin theo mù quáng, tin theo một cách mê muội… làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người.

Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo từ trước đến nay luôn được Nhà nước ta tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Còn hoạt động mê tín, dị đoan bị bài trừ bằng nhiều biện pháp như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục; xử phạt…

Vi phạm về mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Những vi phạm về mê tín dị đoan pháp luật quy định xử phạt VPHC và cao hơn là xử lý hình sự. Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Nếu là đảng viên thì tùy vào mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách đến khai trừ khỏi đảng.

Về xử phạt VPHC, Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam. Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm gây ra để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt. 

Chế tài xử lý cao hơn được Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan”. Theo đó, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Làm chết người; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Không chỉ có hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt VPHC hoặc xử lý hình sự, người vi phạm nếu gây thiệt hại cho người khác còn phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc tố tụng.

Đọc thêm

Xúc phạm Quốc kỳ có thể bị phạt đến 3 năm tù

Quốc kỳ là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc (Ảnh: PV)

(PLVN) - Xé rách Quốc kỳ, viết những nội dung không lành mạnh lên Quốc kỳ... là một số hành vi được coi là xúc phạm Quốc kỳ. Hành vi xúc phạm Quốc kỳ có khung hình phạt đến 3 năm tù và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm.

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết

Vi phạm tại công trình của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Sở Xây dựng thông tin chi tiết
(PLVN) - Công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm. Đến nay, sau hơn 4 năm, quyết định của UBND tỉnh vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh của Báo PLVN về sự việc tại dự án Khu dân cư Thành Lộc (huyện Hậu Lộc). Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh đã có Thông báo kết quả giải quyết 25/TB-CSKT gửi Báo PLVN.

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?
(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Diễn biến vụ bị điện giật khi đi câu cá tại Thanh Hóa: Công an TX Nghi Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án

Cty Điện lực TX Nghi Sơn là đơn vị quản lý vận hành lưới điện. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 16295/UBND-TD ngày 4/11/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo trả lời Báo PLVN về nội dung đơn của ông Lê Văn Đông (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, TX Nghi Sơn); mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có thông tin về việc Công an TX Nghi Sơn không khởi tố vụ án hình sự với sự việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực”.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.