Hành vi đánh trẻ em nhưng không gây thương tích có bị coi là bạo hành?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đánh trẻ không gây thương tích nhưng khiến trẻ sợ hãi, mất ngủ, không dám đến trường… vẫn có thể bị coi là bạo hành. Theo Luật Trẻ em 2016, hành vi làm tổn hại đến tinh thần trẻ em cũng là bạo lực và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Bộ Công an cho biết, theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016, “bạo lực trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác cố ý xúc phạm thân thể, tinh thần của trẻ em”. Như vậy, không chỉ những hành vi gây thương tích về thể chất, mà cả những hành vi làm tổn hại đến tinh thần của trẻ dù không để lại dấu vết trên cơ thể vẫn bị coi là bạo lực. Việc lấy lý do "răn đe, giáo dục" cũng không làm thay đổi bản chất pháp lý của hành vi, nếu nó gây hậu quả tiêu cực đến tâm lý trẻ.

Hành vi bạo hành trẻ em là một hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đạo đức xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần và tương lai của trẻ. Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể nhằm xử lý nghiêm hành vi này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cụ thể:

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Đánh đập gây tổn hại thân thể nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ em; Cố ý gây tổn thương tâm lý cho trẻ.

Biện pháp khắc phục: Buộc xin lỗi công khai (nếu nạn nhân hoặc người giám hộ yêu cầu); Buộc chi trả chi phí chữa trị, phục hồi tâm lý (nếu có thiệt hại). Nếu người vi phạm là cha mẹ, người giám hộ, giáo viên... có thể bị tạm đình chỉ công tác hoặc tước quyền chăm sóc, nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định.

Theo Điều 52, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 52 "Hành vi bạo lực thể chất đối với trẻ em": Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Đánh đập gây tổn thương về thể chất cho thành viên gia đình (trong đó có trẻ em); Hành vi không gây thương tích nặng nhưng mang tính chất thường xuyên, kéo dài.

Khoản 2, Điều 52 "Hành vi bạo lực tinh thần đối với trẻ em": Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Lăng mạ, chửi bởi, đe dọa gây tổn thương tinh thần cho trẻ; Cô lập, xua đuổi, khống chế các hành vi xã hội bình thường của trẻ.

Khoản 3, Điều 52 "Hành vi xâm hại về danh dự, nhân phẩm": Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm trẻ em trong gia đình; Cố ý làm tổn thương tâm lý nghiêm trọng.

Biện pháp khắc phục: Người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, gồm: Buộc xin lỗi công khai nếu có yêu cầu; Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc tham gia chương trình giáo dục, tư vấn về kỹ năng ứng xử trong gia đình; Buộc bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Khi hành vi bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có tính chất nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Điều 140. Tội hành hạ người khác. Áp dụng với người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (cha mẹ, người giám hộ...): Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu: Có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên đánh đập, gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho trẻ;

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu: Hành vi có tổ chức, mang tính chất côn đồ; Gây hậu quả nghiêm trọng (chấn thương nặng, sang chấn tâm lý kéo dài).

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích. Nếu hành vi đánh đập trẻ gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng sử dụng vũ khí nguy hiểm, có tổ chức, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy mức độ.

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thường xuyên đánh đập, đối xử tàn nhẫn.

Điều 123. Tội giết người: Nếu hành vi bạo hành dẫn đến hậu quả làm chết trẻ em. Mức phạt: Tù từ 12 năm đến tử hình.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em bị bạo hành cũng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành. Người vi phạm có thể bị cấm hành nghề nếu là giáo viên hoặc người làm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ; bị tước quyền nuôi con hoặc chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan bảo vệ trẻ em.

Trong những trường hợp cần thiết, trẻ bị bạo hành sẽ được cách ly khỏi người gây hại để đảm bảo an toàn. Trẻ cũng sẽ được hỗ trợ chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, hỗ trợ pháp lý miễn phí, và nếu cần thiết, có thể được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc tổ chức nuôi dưỡng tạm thời.

Đọc thêm

Tài xế bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có bị công ty cho nghỉ việc không?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Thành (Kim Giang, Hà Nội) hỏi: Tôi làm lái xe tải cho một công ty vận tải ở Hà Nội, có ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, do vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên tôi đã bị tạm giữ Giấy phép lái xe 03 tháng. Vậy xin hỏi, tôi có bị công ty cho nghỉ việc không?

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Cần làm gì khi vay tiền qua app điện thoại bị khủng bố đòi nợ?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lê Duy Nghi (Quảng Trị) hỏi: Do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vay tiền ở ngân hàng, tôi đã vay tiền qua app điện thoại. Tôi trễ hạn trả nợ 5 ngày nay và bị những cuộc gọi, tin nhắn đe dọa liên tục từ app cho vay tiền. Tôi đang lo tiền để trả nhưng khá hoang mang về việc bị đe dọa này, tôi phải làm như thế nào để xử lý?

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến đất giãn dân

“Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - “Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. Tuy nhiên, việc xác định tính hợp pháp về quyền sử dụng của người được nhận đất qua từng thời điểm được giao đất, để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Luật Đất đai 2024 vẫn còn chưa thực sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bàn về cơ chế giải quyết thuận tình ly hôn

Do vẫn phải qua quy trình xét xử, các vụ việc ly hôn đã và đang tạo áp lực lớn lên hệ thống Tòa án vốn đang quá tải. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc quan trọng không thể thiếu đó là cải cách tư pháp và cải cách thủ tục hành chính. Một trong những vấn đề được đặt ra đó là xử lý vụ việc thuận tình ly hôn như thế nào cho người dân thuận tiện, Nhà nước dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian mà tính pháp lý vẫn bảo đảm an toàn.

Mức phạt mới nhất đối với xe khách tự ý thêm ghế, giường nằm không đúng quy định

Lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm không đúng thiết kế đều bị phạt nghiêm. (Ảnh: Kinh tế đô thị)
(PLVN) -  Bạn Phạm Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi thường xuyên đi xe khách về quê. Tôi thấy có trường hợp nhà xe tự ý thêm ghế, thêm giường nằm so với thiết kế ban đầu. Xin hỏi, người điều khiển xe khách có lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị trừ điểm Giấy phép lái xe không? Chủ xe khách giao xe lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định cho người khác thì có bị xử phạt không?

Bàn về quy định khiếu nại quyết định hành chính

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trên thực tế, nhiều quyết định hành chính (QĐHC) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ thể này có quyền khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại QĐHC nêu trên. Tuy nhiên, không ít trường hợp, khi thực hiện quyền khiếu nại đối với các QĐHC, cá nhân, tổ chức có thể bị từ chối, không thụ lý giải quyết vì theo quy định của pháp luật, QĐHC chỉ được xem là đối tượng khiếu nại khi mà phải thỏa mãn được những dấu hiệu và những đặc điểm nhất định.

Hành vi ‘bảo kê’ sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo Bộ Công an, hành vi bảo kê là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người thực hiện có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có phải từ chối sang tên khi chuyển quyền nhà mà đất có tranh chấp hay không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong các giao dịch chuyển quyền bất động sản giữa các cá nhân với nhau thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) là cơ quan có vai trò giải quyết thủ tục hành chính việc sang tên. Tuy nhiên, về trách nhiệm pháp lý của đơn vị này khi thực hiện thủ tục sang tên được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật kéo qua hai thời kỳ Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai năm 2024 nên người dân tương đối khó tiếp cận. Người dân không thể tự xác định được câu trả lời nếu đất chuyển quyền có tranh chấp mà Chi nhánh VPĐKĐĐ vẫn sang tên thì có vi phạm pháp luật hay không?

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực có thể bị phạt tù đến chung thân

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trả lời câu hỏi của bạn đọc về chế tài xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, Bộ Công an cho biết: Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù lên đến tù chung thân, còn pháp nhân thương mại có thể bị phạt đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.

Giao xe quá hạn đăng kiểm cho người khác điều khiển, chủ xe hay tài xế sẽ bị phạt?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Tuấn Hoàng (Hà Giang) hỏi: Tôi là tài xế ô tô chạy tuyến cố định cho một nhà xe. Một chiếc xe hiện đã hết hạn đăng kiểm, chủ xe chưa đưa xe đi đăng kiểm nhưng vẫn giao chiếc xe đó cho tôi điều khiển. Vậy xin hỏi, ô tô quá hạn đăng kiểm mà vẫn tham gia giao thông, nếu bị xử phạt thì chủ xe hay tài xế sẽ bị phạt?