Hành trình vượt cửa tử và chuyện tình cổ tích của “thầy giáo xe lăn”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vượt lên nghịch cảnh, Nguyễn Ngọc Lâm (35 tuổi) trở thành “thầy giáo xe lăn” truyền cảm hứng cho giới trẻ, cùng câu chuyện tình đáng ngưỡng mộ với cô gái miền Tây.

Vượt lên nghịch cảnh

Năm 18 tuổi, khi đang tràn đầy hoài bão bước vào cánh cửa đại học, Ngọc Lâm bất ngờ bị tai nạn giao thông khiến cơ thể tổn thương đến 97% và bị liệt hoàn toàn từ phần ngực trở xuống. Trong 2 năm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), anh nhiều lần rơi vào cảnh “thập tử nhất sinh”.

Đến giờ, Ngọc Lâm vẫn nhớ như in những ngày chiến đấu để giành lại sự sống sau biến cố kinh hoàng: “Lúc bác sĩ cấp cứu, vì đau quá tôi ngất đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, tôi chỉ biết là mình nằm và rên vì quá đau. Gặp bác sĩ thì cứ năn nỉ: ‘Cho tôi thuốc tê’. Lúc đó tôi như người bị sảng, tình trạng đó cứ thế kéo dài trong khoảng 10 ngày.

Bác sĩ đưa tôi vào phẫu thuật, lúc đó gia đình phải ký giấy, cơ hội chỉ có 50/50 thôi vì tôi bị thương rất nặng. Bác sĩ nói có thể mổ ra cũng không qua khỏi, nhưng gia đình tôi nhất quyết phải cho tôi mổ để cứu tới cùng. Nếu không được thì có chết ở bệnh viện rồi đưa về thôi.

Sau khi phẫu thuật, tôi được đưa ra phòng cấp cứu đặc biệt của khoa ngoại thần kinh. Đó là căn phòng kinh khủng nhất của bệnh viện Chợ Rẫy. Thời điểm đó là năm 2004, mỗi ngày bố tôi phải đóng 2 triệu đồng cho bệnh viện. Bố tôi phải đi vay mượn để cứu chữa cho tôi. Nằm trong bệnh viện mỗi ngày chứng kiến nhiều người ra đi, tôi nghĩ: ‘Không biết mình có thể ra khỏi phòng này không?”.

Bằng nghị lực muốn sống của chàng thanh niên trẻ, sau hai năm điều trị tích cực, Ngọc Lâm đã chiến thắng “tử thần” và hồi phục theo hướng tích cực.

Bị thương tật 97% nhưng anh Nguyễn Ngọc Lâm đã vượt qua nghịch cảnh để trở thành thầy giáo tin học. Ảnh: MCV.

Bị thương tật 97% nhưng anh Nguyễn Ngọc Lâm đã vượt qua nghịch cảnh để trở thành thầy giáo tin học. Ảnh: MCV.

Sau đó, với ý chí mạnh mẽ muốn vượt lên số phận để không muốn làm gánh nặng cho gia đình, năm 2006, Lâm xin vào Trung tâm Bảo trợ Nhà May Mắn (quận Bình Tân, TP HCM) để điều trị và học nghề. Ở đây, anh đã chọn học Tin học để tiếp tục thực hiện ước mơ làm giáo viên còn dang dở. Sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng ngày đêm tập luyện cuối cùng Ngọc Lâm cũng đã vượt qua số phận và trở thành “thầy giáo xe lăn” được nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ.

“Bến đỗ” hạnh phúc

Là người mang trong mình khuyết tật lớn về thể xác, nhưng thầy Lâm có tâm hồn đẹp cùng lối sống tích cực, lạc quan. Tất cả đều được thể hiện qua những vần thơ do anh sáng tác.

“Thơ giống như một món ăn tinh thần của tôi từ lúc bị tai nạn, sau một thời gian cũng nhờ thơ mà tôi vực dậy được tinh thần. Tôi viết thơ rất nhiều và tự động viên mình. Chia sẻ về cuộc sống của mình và gia đình, mấy lần có in và bán, cũng được mọi người ủng hộ”, thầy Lâm nói.

Chia sẻ về tình trường, Ngọc Lâm cho biết đã trải qua 2 mối tình và đều nhận lại nhiều tổn thương sâu sắc. “Lần thứ hai thì mình càng bị tổn thương hơn lần đầu. Nhưng tôi không gục ngã. Tôi vẫn nghĩ mình còn gia đình, người thân, tôi không được phép yếu đuối, không được phép suy sụp nên tôi cũng kìm nén và chấp nhận. Lúc đó, tôi suy nghĩ mình cứ sống cho tốt, cố gắng học và kiếm công việc làm, tôi tin một ngày nào đó sẽ gặp được một người như ý”.

Cuối cùng mơ ước về một mái ấm gia đình nhỏ của Ngọc Lâm đã thành hiện thực. Năm 2013, Ngọc Lâm quen Thơ - vợ hiện tại của anh. Trong một lần tình cờ thấy những dòng thơ thầy Lâm chia sẻ trên mạng xã hội, chị Thơ đã chủ động nhắn tin làm quen.

Đồng cảm với hoàn cảnh của nhau, sau 5 năm tìm hiểu, yêu thương anh chị quyết định về chung một nhà. “Tôi với Thơ đến với nhau một cách rất chân thành. Đều là những người yêu thích thơ và viết thơ nên hai vợ chồng rất đồng điệu về tâm hồn, lối sống cũng tương đồng nhau. Chúng tôi rất hòa hợp và yêu thương nhau”, “thầy giáo xe lăn” tâm sự.

Hiện tại, “thầy giáo xe lăn” có hôn nhân viên mãn với cô gái miền Tây. Ảnh: MCV.

Hiện tại, “thầy giáo xe lăn” có hôn nhân viên mãn với cô gái miền Tây. Ảnh: MCV.

Trước câu hỏi về quyết định kết hôn với “thầy giáo xe lăn”, chị Thơ tâm sự: “Thời điểm đó, tôi cũng gặp và tiếp xúc nhiều người nhưng cảm thấy cách sống của người ta khác mình, không có hợp. Đến với anh Lâm, tôi như tìm thấy chính mình trong anh vậy đó. Nói là không sợ thì là dối lòng. Nhưng khi về sống cuộc sống hôn nhân và trải qua 9 năm bên nhau, những lần bệnh hoạn, ốm đau, trải nghiệm thực tế thì thấy nỗi sợ đó thật sự khủng khiếp. Nhưng mình thương thì cũng cố gắng vượt qua hết”.

Mọi sinh hoạt của anh Lâm đều phải trông cậy vào vợ, chị Thơ là nguồn động viên lớn lao để anh nương tựa và vực dậy tinh thần. Trên cả là người vợ hiền, chị Thơ là người tri âm tri kỷ, đồng cam cộng khổ, chia sẻ đắng cay ngọt bùi cùng chồng.

Hiện ước nguyện lớn nhất của hai vợ chồng là có một đứa con để chăm sóc về già. Cả hai cũng từng đi thăm khám thụ tinh nhân tạo, nhưng vì kinh phí thực hiện quá cao, điều kiện gia đình hiện tại chưa cho phép nên cả hai đành phải tạm dừng.

“Chúng tôi cũng suy nghĩ nhiều về chuyện con cái, nên cũng cố gắng nhưng mà con cái cũng tùy duyên. Tôi cũng cố gắng làm công việc nhiều hơn để có thêm thu nhập để có kinh tế ổn định hỗ trợ cho vợ đỡ lo lắng”, Nguyễn Ngọc Lâm chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.