Hành trình vạch mặt “thầy” cúng hạ độc khách hàng

Cảnh sát dẫn giải nghi phạm Phúc tới hiện trường. (Hình: Mai Anh/cand.com.vn)
Cảnh sát dẫn giải nghi phạm Phúc tới hiện trường. (Hình: Mai Anh/cand.com.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 11/10/2021, một người đi rừng phát hiện chị Chéo Mỹ Nải (SN 1972, ngụ bản Seng Láng, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) tử vong tại khu rừng tái sinh thuộc bản Sòng Bảng.

Nơi xảy ra vụ án có địa hình đi lại khó khăn. Từ trung tâm xã vào hiện trường chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Tại hiện trường, thu giữ 1 gùi nhựa màu xanh, 1 mảnh nilon màu trắng, 1 đôi dép nhựa, 1 kẹp tóc, 1 đầu lọc thuốc lá.

Nghi phạm tự nhận “thầy cúng tốt”

Khám nghiệm tử thi, phát hiện bên ngoài không có dấu hiện tổn thương do tác động của ngoại lực; trong dạ dày có thức ăn chưa nhuyễn, nhiều mảnh lá cây màu xanh và nhiều dịch màu vàng, xanh. Nguyên nhân chết của nạn nhân có nhiều dấu hiệu bị ngộ độc, cần lấy mẫu máu, phủ tạng giám định độc chất, vị thể. Viện Pháp y Quốc gia kết luận trong máu và phủ tạng có thành phần alcaloid (là thành phần độc tố có trong lá ngón).

Cùng thời điểm này, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh tổ chức rà soát, dựng các mối quan hệ và mâu thuẫn của nạn nhân. Một số người thân của nạn nhân cho biết trước đó chị Nải có liên hệ với người quen vay tiền và mượn vàng bạc trị giá khoảng trên 200 triệu đồng mang đi thuê “thầy” mo làm lễ cúng. Sau khi phát hiện chị Nải chết, gia đình cùng lực lượng chức năng truy tìm tài sản này nhưng không thấy.

Sàng lọc xác minh các mối quan hệ của nạn nhân, tài liệu chứng cứ thu thập được đến ngày 12/10 cho thấy nghi phạm là Triệu Vạn Phúc (SN 1981, ngụ xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường). Phúc là đối tượng hành nghề “thầy” mo đi làm lễ cúng cho đồng bào dân tộc Dao ở địa bàn tỉnh Lai Châu, Lào Cai; thường xuyên đến địa bàn huyện Sìn Hồ.

Bị triệu tập để làm việc, tại CQĐT, Phúc thể hiện thái độ quanh co, phủ nhận việc có mặt tại địa bàn huyện Sìn Hồ trước, trong thời gian xảy ra vụ án, đưa ra những chứng cứ ngoại phạm. Để chứng minh lời khai của Phúc, trinh sát phải tính toán việc trong ngày đối tượng đã ở đâu, làm gì. Với những nội dung Phúc đưa ra, các tổ công tác vừa kiên trì đấu tranh, vừa tiến hành xác minh nhanh nội dung lời khai.

Đoạn đường từ hiện trường vụ án đến nơi Phúc ở là 100km đường rừng. Một ngày, các điều tra viên phải trở đi, trở lại nhiều vòng, đối tượng khai đến đâu lại xác minh đến đó. Khi ấy, lực lượng phá án chỉ tranh thủ chợp mắt được 1-2 tiếng trên xe ô tô rồi lại bắt tay vào nhiệm vụ...

Khi các thông tin Phúc đưa ra đều được chứng minh sai sự thật thì đối tượng bất ngờ thay đổi lời khai. Từ việc phủ nhận, Phúc thừa nhận có liên quan đến cái chết của nạn nhân Nải nhưng anh ta chỉ là “người mối lái” để nạn nhân gặp một “thầy” cúng khác...

Lý giải cho lời khai trên, Phúc nói do biết chị Nải có nhu cầu thuê “thầy” cúng để giải quyết mâu thuẫn về đất đai, đối tượng đã giới thiệu cho nạn nhân gặp thầy cúng khác nhà cũng ở Lai Châu để cúng “xấu” (hại người mâu thuẫn đất) cho nạn nhân.

Phúc đồng thời một mực khai rằng bao năm chỉ làm “thầy” cúng tốt, chứ không hại người khác... Đối tượng đồng thời còn cho biết vào thời điểm xảy ra vụ án, “thầy” cúng đồng nghiệp còn đi cùng 2 thanh niên.

Độc dược trong chai nước

Kể về quá trình đấu trí với Phúc, một lãnh đạo PC02 Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Gần 20 năm công tác trong lực lượng CAND, đã tham gia khám phá nhiều vụ trọng án nhưng anh chưa thấy đối tượng nào gian xảo như Phúc. Để ghi lời khai của đối tượng, PC02 phải huy động các điều tra viên giỏi, những người có kinh nghiệm trong quá trình điều tra, bởi Phúc rất biết đoán ý của người đối diện. Để đánh lạc hướng điều tra, đối tượng liên tục thay đổi lời khai theo hướng có lợi cho mình...

Khi người có liên quan là “thầy” cúng đồng nghiệp được triệu tập về cơ quan công an tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng và kêu gào rằng bị oan; thì Phúc vẫn bình thản, còn động viên “đồng nghiệp” “đã làm thì phải nhận tội”. Theo dõi toàn bộ diễn biến tâm lý của đối tượng Phúc và người có liên quan, cảnh sát đã nhận thấy sự bất thường. Công an tỉ mỉ dựng lại lời khai của người đàn ông bị Phúc “tố”, chứng minh sự vô can của người này.

Trước những tài liệu, chứng cứ rõ ràng, sau đó, Phúc đã phải khai nhận hành vi của bản thân: Phúc làm “thầy” cúng đã nhiều năm và là người có uy tín trong một số đồng bào người Dao ở Lào Cai và Lai Châu. Theo phong tục tập quán, người Dao một năm phải cúng “giải hạn” từ 1-2 lần, sẵn sàng bỏ ra rất nhiều chi phí để thực hiện các nghi lễ tâm linh...

Trước thời điểm xảy ra vụ án, con trai của Phúc đi viện nên đối tượng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi biết chị Nải là người có điều kiện kinh tế cần tìm “thầy” cúng để giải quyết việc tranh chấp đất nương do tổ tiên để lại, Phúc nảy sinh ý định lừa nạn nhân gom tài sản để làm lễ, sau đó gây án chiếm đoạt tài sản.

Phúc nhận làm “thầy” cúng giải quyết việc của chị Nải, yêu cầu chuẩn bị các đồ phục vụ làm “lễ giải hạn” gồm: 12 kg bạc, 3,6 gram vàng, 36 triệu đồng, 3 gói gạo, 3 chiếc bùa, 3 lá cây “cầm kìa”. Nếu không có vàng thì thay bằng bạc, 1 gram vàng = 1,2 kg bạc... Về phần chị Nải, để có số tiền trên, đã vay mượn của rất nhiều người, trong đó có những đồ đạc là kỷ vật của người Dao thường dùng để trong nhà, những món trang sức được tặng vào các sự kiện lớn của gia đình như cưới hỏi...

Ngày 6/10, Phúc gặp và được chị Nải đưa cho số tiền 22 triệu đồng, thông báo đã chuẩn bị tài sản. Để tránh bị phát hiện, đối tượng nói với nạn nhân là không được kể với ai, nếu không việc cúng sẽ “mất thiêng”. Cùng ngày, Phúc lên khu rừng thuộc bản Đội 4, xã Hồ Thầu tìm lá ngón mang về nhà nấu lấy nước cho vào chai nhựa.

Đến ngày 10/10, Phúc mang theo chai nước nấu lá ngón và hẹn chị Nải lên khu rừng tái sinh thuộc bản Phìn Thàng, xã Tả Phìn lãm lễ cúng. Trong quá trình làm lễ, Phúc đưa chị Nải uống chai nước nấu lá ngón. Khi kiểm tra thấy chị Nải nằm bất động, Phúc đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản mang về nhà chôn giấu ở nương trồng chè của gia đình.

Quá trình điều tra, cảnh sát thu giữ những tài sản mà Phúc chiếm đoạt của nạn nhân, thân rễ cây lá ngón còn lại nơi Phúc lấy để nấu nước đầu độc nạn nhân, những công cụ, phương tiện đối tượng sử dụng để gây án.

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.