Hành trình 'trả lại tên' cho các liệt sĩ

Trung tướng Lê Văn Hân trao kết quả giám định ADN cho các gia đình liệt sĩ năm 2012.
Trung tướng Lê Văn Hân trao kết quả giám định ADN cho các gia đình liệt sĩ năm 2012.
(PLO) -  Trung tướng Lê Văn Hân - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ (HTGĐLS) Việt Nam thông tin về hoạt động Đền ơn đáp nghĩa của Hội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Trung tướng cho biết những kết quả hoạt động của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam trong thời gian qua?

- Đáp ứng sự mong mỏi của hàng chục vạn gia đình liệt sĩ, của toàn dân và xã hội, Hội HTGĐLS Việt Nam ra đời vào tháng 9/2010 với tôn chỉ mục đích hoạt động là tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ, gia đình liệt sĩ. Trong đó, nhiệm vụ tham gia tìm kiếm thông tin về liệt sĩ và xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin được đặc biệt coi trọng. Hiện nay, Hội có hàng nghìn hội viên là cán bộ, nhân viên đang công tác, hoặc đã nghỉ hưu, nhiều người là thương binh, thân nhân liệt sĩ, hoặc sinh sống ở nước ngoài nhưng vì nghĩa tình với đồng đội đã hy sinh, nỗi đau của các gia đình liệt sĩ, đã tích cực tham gia các hoạt động; tham gia tìm kiếm, quy tập hài cốt đồng đội, người thân...

Ngay sau khi ra đời, Hội HTGĐLS Việt Nam đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư chúc mừng động viên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm hoặc gửi thư động viên, cổ vũ; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác Tri ân liệt sĩ và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Năm 2011, Hội đã phối hợp với Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam, Viện Pháp y Quân đội và sau này là Viện Pháp y Quốc gia tiến hành giám định ADN, xác định danh tính liệt sĩ (hỗ trợ cho các gia đình liệt sĩ từ nguồn kinh phí xã hội hóa). Năm 2013, Hội cùng một số cơ quan chuyên môn, các địa phương và Ban Liên lạc mặt trận 31 toàn quốc tiến hành lấy mẫu sinh phẩm hơn 1.050 thân nhân liệt sĩ ở 36 tỉnh, thành phố trong cả nước để giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ tại Nghĩa trang hữu nghị Việt - Lào, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; tiến hành lấy mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ theo nhóm mộ liệt sĩ để giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Đến nay, Hội đã tiếp nhận và giám định hơn 700 hài cốt liệt sĩ, đạt kết quả giám định đúng danh tính liệt sĩ hơn 76%; tổ chức 28 đợt trao kết quả giám định đúng cho gia đình liệt sĩ xác định đúng danh tính, “trả lại tên” cho gần 600 liệt sĩ.

Với phương châm xã hội hóa công tác tri ân liệt sĩ, Hội đã tặng hơn 200 nhà tình nghĩa, hơn 2.000 sổ tiết kiệm, hàng nghìn suất quà cho các gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, hàng trăm suất học bổng cho con cháu liệt sĩ, với tổng trị giá hơn 40 tỷ đồng.

Thưa Trung tướng, việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ hiện nay có những khó khăn, thuận lợi gì?

- Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta anh dũng hy sinh cho độc lập tự do của dân tộc. Hiện vẫn còn gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy mộ, 300.000 liệt sĩ tuy đã quy tập vào các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính.

Do chiến tranh đã lùi xa, nhiều đơn vị cũ đã giải thể hoặc biến động; hồ sơ lưu trữ về liệt sĩ một số đã thất lạc hoặc không còn đầy đủ; số đồng đội của liệt sĩ nay đã già yếu, trí nhớ giảm sút, thông tin về liệt sĩ ngày càng ít đi. Địa bàn nơi xảy ra các trận đánh hiện đã thay đổi nhiều; hài cốt liệt sĩ được quy tập, dịch chuyển có trường hợp tới vài ba lần... Tìm được hài cốt liệt sĩ đã khó, nhưng xác định hài cốt đó là của liệt sĩ nào lại càng khó khăn hơn.

Cùng với đó, việc điều tra, xác minh thân nhân liệt sĩ theo dòng mẹ để lấy mẫu sinh phẩm làm mẫu đối chứng khó khăn do địa chỉ nơi ở của nhiều gia đình liệt sĩ hiện đã thay đổi; có trường hợp khi cán bộ của hội tìm về quê của liệt sĩ, nhưng đại diện chính quyền địa phương không biết bố, mẹ liệt sĩ là ai; nhiều gia đình liệt sĩ không còn dòng mẹ để lấy mẫu sinh phẩm làm mẫu đối chứng giám định ADN xác định danh tính liệt sĩ...

Bên cạnh những khó khăn trên, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cũng có những thuận lợi nhất định khi nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Nhiều chủ trương, giải pháp được triển khai tích cực tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần đáp ứng nguyện vọng của các gia đình liệt sĩ và toàn xã hội về công tác liệt sĩ.

lHiện nay, lợi dụng tâm nguyện của các gia đình liệt sĩ, nhiều trung tâm, dịch vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ra đời nhưng không có thông tin chính xác, quan điểm của hội về vấn đề này như thế nào?

- Lợi dụng tâm nguyện của các gia đình liệt sĩ mong muốn tìm được người thân, một số “trung tâm”, dịch vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ra đời, gây tốn kém tiền của, thời gian cho các gia đình liệt sĩ. Đã có không ít “trung tâm”, “nhà ngoại cảm” đề nghị được phối hợp với Hội trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Song Hội tôn trọng mọi thông tin, nhưng không hợp tác với bất cứ “trung tâm”, “nhà ngoại cảm” nào.

Hội cho rằng, đây là vấn đề hệ trọng, là trách nhiệm của người lính đối với đồng đội đã hy sinh, nên phải bảo đảm tính chính xác, khoa học và tư cách pháp nhân. Vì vậy, Hội tích cực phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương, ban liên lạc cựu chiến binh các đơn vị để thu thập thông tin về liệt sĩ, đi đôi tư vấn trực tiếp hoặc thông qua website trianlietsi.vn; tạp chí điện tử Trian.vn. Hội xác định danh tính liệt sĩ bằng hai phương pháp chủ yếu: Tổ chức giám định ADN và thông qua thực chứng.

Trong dịp cả nước đang kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam có gửi gắm điều gì đến các gia đình liệt sĩ không?

- Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam hoạt động không có bất cứ một nguồn kinh phí nào, mà dựa hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa và làm việc theo tinh thần “Tâm huyết, nghĩa tình, hiệu quả” trong tri ân liệt sĩ. Hội cũng đã xây dựng quy ước về “Đạo đức của những người làm công tác trong Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam” và tự nguyện thực hiện theo các quy ước ấy.

Nhân dịp này, Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các cấp, ngành, các địa phương trong cả nước; cảm ơn toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, người Việt Nam ở nước ngoài đã ủng hộ, giúp đỡ hội hoàn thành nhiệm vụ và luôn đồng hành cùng hội trong công tác tri ân liệt sĩ.

Xin cảm ơn Trung tướng!

Đọc thêm

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...