Hành trình trả lại tên cho bức ảnh gây tranh cãi trong vụ thảm sát Mỹ Lai

Bức ảnh “Anh che đạn cho em” từng gây tranh cãi ở khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã được trở về với đúng tên của nó
Bức ảnh “Anh che đạn cho em” từng gây tranh cãi ở khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã được trở về với đúng tên của nó
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm sự thật lịch sử, bức ảnh “Anh che đạn cho em” từng gây tranh cãi ở khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã được trở về với đúng tên của nó.

Ngày 15/3, Quảng Ngãi chính thức tổ chức công bố thông tin về nội dung thoả thuận giấy phép sử dụng ảnh của ông Ronald l.haeberle về vụ thảm sát Sơn Mỹ. Song song, Ban Quản lý Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) cũng đã hoàn tất việc trưng bày bộ ảnh do ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai chuẩn bị cho lễ tưởng niệm 55 năm thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968 - 16/3/2023).

Lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh ngày 8/3 vừa qua, ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai (16/3/1968) đã ký biên bản đồng ý tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai và thống nhất nội dung chú thích các bức ảnh được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ.

Bức ảnh “Anh che đạn cho em” thành tên: “Đứa bé trai cố che đạn cho em gái” cho đúng với sự thật lịch sử

Bức ảnh “Anh che đạn cho em” thành tên: “Đứa bé trai cố che đạn cho em gái” cho đúng với sự thật lịch sử

Ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai (16/3/1968) đồng ý tặng bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai và thống nhất nội dung chú thích các bức ảnh được trưng bày tại Khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê). Trong đó, tên bức ảnh “Anh che đạn cho em” thành tên: “Đứa bé trai cố che đạn cho em gái” cho đúng với sự thật lịch sử.

“Cho đến nay ký ức đau thương ở Mỹ Lai vẫn còn day dứt mãi trong trái tim tôi. Lần thứ hai trở về thăm Quảng Ngãi, tôi cùng bạn bè mong muốn điều duy nhất, đó là thế giới được hòa bình, không còn cảnh chiến tranh xảy ra nữa”, ông Ronald Haeberle trải lòng

Vào sáng 16/3/1968, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle theo chân một đơn vị quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ. Nhóm lính Mỹ đã xả súng bắn chết hàng trăm nông dân, vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết ông già, đàn bà, trẻ con. Cuộc thảm sát diễn ra trong vòng 4 giờ đồng hồ, khiến 504 thường dân thiệt mạng.

Cựu nhà báo Mỹ mang theo 2 máy ảnh đã chụp lại tổng cộng 60 bức ảnh (40 trắng đen và 20 ảnh màu) ghi lại cảnh tượng kinh hoàng này. Cuối năm 1969, bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được ông đăng trên tạp chí Time, Life và Newsweek. Thời điểm đó, tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Điều đáng nói, để 18 bức ảnh màu này xuất hiện trên Tạp chí Life năm 1969, Ronald Haeberle đã phải cân nhắc rất kỹ suốt một năm trời. Cuối cùng ông quyết định công bố toàn bộ dù ông phải chịu tiếng “kẻ phản bội quân đội Mỹ”.

Những bức ảnh của ông Ronald Haeberle

Những bức ảnh của ông Ronald Haeberle

Năm 1978, kỷ niệm 10 năm vụ thảm sát, lần đầu tiên Nhà chứng tích Sơn Mỹ đã trưng bày nhiều bức ảnh của Ronald Haeberle được họ lấy lại từ Tạp chí Life. Trong loạt ảnh đó, có một tấm ảnh Anh che đạn cho em, cả hai sau đó đã bị sát hại, như chú thích của Tạp chí Life. Thay vì trung thành với chú thích trên, Nhà chứng tích Sơn Mỹ lại ghi Trương Bốn che đạn cho Trương Năm - là tên của hai người đã bị giết tại một địa điểm khác với vị trí tấm ảnh mà Ronald chụp.

Ông Trần Văn Đức 62 tuổi, một nạn nhân trong vụ thảm sát có người mẹ bị giết hại mà Ronald Haeberle có chụp trong một bức ảnh, cho rằng hai đứa trẻ trong ảnh chính là hai anh em của ông gồm ông và Trần Thị Hà. Ông Trần Văn Đức hiện là Việt kiều sinh sống tại CHLB Đức. Còn bà Trần Thị Hà (56 tuổi, em gái ông Đức) đang sống ở xã Tịnh Châu, TP Quảng Ngãi.

Suốt nhiều năm qua, ông Đức miệt mài soạn thảo, gửi đi hàng chục gói hồ sơ đến nhiều cơ quan chức năng Việt Nam. Thoạt đầu, ông nghĩ chuyện này đơn giản có thể yêu cầu cơ quan chức năng điều chỉnh lại chú thích ảnh vì nhiều người dân địa phương có thể làm chứng, trả lại sự thật cho bức ảnh nhưng không ngờ, hành trình tìm sự thật lịch sử cho bức ảnh này kéo dài suốt nhiều năm. Không chỉ gửi đơn thư, gặp gỡ nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông Đức đã gửi email đi khắp nơi dò tìm về hai phi công Mỹ Larry Colburn và Hugh Thompson từng đi trực thăng giải cứu dân làng trong vụ thảm sát Mỹ Lai.

Tháng 9/2011, sau thời gian dài tìm thông tin, ông Đức đã quyết định bay sang Mỹ tìm gặp ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai hy vọng tìm được manh mối sự thật cho bức ảnh. Ông Đức đã mời Ronald Haeberle trở lại Sơn Mỹ vào năm 2011 để “xác định lại vị trí đã chụp bức ảnh”.

Theo thuật lại của ông Trần Văn Đức vào buổi sáng cách đó… 43 năm (1968 - 2011), lúc ông “che đạn cho em”, thấy trên bầu trời có chiếc máy bay có vẽ hình cá mập bay về hướng hai anh em ông. Ông Đức (7 tuổi) sợ quá bèn đè em xuống và “che chở cho em” như trong bức ảnh. Ông Ronald Haeberle cũng thừa nhận hôm đó, lúc ông chụp bức ảnh này, trên trời về hướng nhìn của hai đứa trẻ cũng có chiếc “máy bay vẽ hình cá mập”.

Ngày 15/3, Quảng Ngãi chính thức tổ chức công bố thông tin về nội dung thoả thuận giấy phép sử dụng ảnh của ông Ronald l.haeberle về vụ thảm sát Sơn Mỹ

Ngày 15/3, Quảng Ngãi chính thức tổ chức công bố thông tin về nội dung thoả thuận giấy phép sử dụng ảnh của ông Ronald l.haeberle về vụ thảm sát Sơn Mỹ

Được biết, vào tháng 4/2019, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) từng thông báo kết luận cuộc họp hội đồng khoa học về việc chỉnh sửa nội dung chú thích trưng bày thảm sát Sơn Mỹ thuộc chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”. Bà Trần Xuân Thảo, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Chủ tịch hội đồng khoa học cho biết, sau thời gian xác minh, Hội đồng khoa học kết luận điều chỉnh nội dung chú thích cũ của tấm ảnh thành “Anh che đạn cho em”. Anh Trần Văn Đức, 7 tuổi. Em Trần Thị Hà, 14 tháng tuổi. Hai anh em hiện còn sống”.

Dù vậy, suốt gần 5 năm tiếp theo, đến hôm nay, tên cho bức ảnh gây tranh cãi trong vụ thảm sát Mỹ Lai mới chính thức được chính quyền Quảng Ngãi hoàn tất các thủ tục cũng như gặp gỡ tác giả để trưng bày trở lại.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.