Hành trình lên đỉnh Olympia của tân vô địch Trần Thế Trung

Hành trình lên đỉnh Olympia của tân vô địch Trần Thế Trung
Giây phút được xướng tên là nhà vô địch Olympia năm thứ 19 với 245 điểm, Thế Trung hét lên sung sướng. "Em muốn tặng chiến thắng này cho người chị đã khuất, người đồng hành, tạo động lực cho em đến với cuộc thi", Trung nói.

Trần Thế Trung (học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu) là thí sinh Nghệ An đầu tiên trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia. 

Ở dưới hàng ghế khán giả trong trường quay S14 Đài truyền hình Việt Nam sáng 15/9, bố mẹ Trung ôm nhau khóc vì "quá đỗi hạnh phúc và tự hào về con trai".

Xem Đường lên đỉnh Olympia từ nhỏ, nhưng Trung không hề nghĩ sẽ có ngày tham gia, thậm chí có thời gian bỏ bẵng. Mãi đến trận chung kết Olympia năm thứ 15, ngồi xem cùng chị gái, được chị khuyên thi Olympia vì thấy em "kiến thức ổn", Trung mới bắt đầu nghĩ đến việc rèn luyện để đăng ký.

Đến Olympia 17, xem các trận thi đấu của "cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh, chị gái nói với Trung "chúng ta phải cố gắng nhiều hơn" khiến em được thôi thúc. Nam sinh xứ Nghệ từ đó chăm theo dõi các bản tin thời sự, các cuộc thi trí tuệ online hơn. Em cũng hay đọc sách về các vấn đề xã hội để xây dựng vốn kiến thức rộng.

Để thi Olympia, Thế Trung bỏ ôn thi đội tuyển học sinh giỏi Vật lý quốc gia. Vượt qua các cuộc thi tuần, tháng, quý với những chiến thắng kịch tính, có phần may mắn, em bước vào trận đấu cuối cùng với tâm thế thoải mái, không để áp lực đè nặng. Em tự nhắn nhủ phải thể hiện hết mình, trả lời đúng càng nhiều càng tốt, còn kết quả ra sao không phải điều quá quan trọng.

Trần Thế Trung bên bố mẹ. Ảnh: Đình Tùng

Trần Thế Trung bên bố mẹ. Ảnh:Đình Tùng

Trong suốt trận thi đấu, nam sinh Nghệ An luôn giữ tâm lý như vậy. Ngay cả khi không giải được từ khóa ở phần Vượt chướng ngại vật, em cũng cố gắng bình tĩnh. "Em bất ngờ với từ khóa Nhà giàn DK1. Đó thực sự là phần câu hỏi cập nhật mà em không hề nghĩ tới", Trung nói.

Ngay sau đó, chàng trai lấy lại phong độ, trả lời đúng và nhanh 3 trong 4 câu hỏi ở phần Tăng tốc để giữ thế cạnh tranh với Hải Đăng - thí sinh đang ở vị trí dẫn đầu. Sự tự tin và chiến thuật chọn gói câu hỏi hợp lý giúp em nhận trái ngọt.

Kết thúc trận đấu với danh hiệu quán quân, Trung hài lòng với phần thể hiện của bản thân. Em chia sẻ ấn tượng với câu hỏi về thuốc berberin vì mới đọc được phần kiến thức về loại thuốc này cách đây không lâu.

Điều khán giả ấn tượng nhất ở Trung là việc sử dụng máy tính bỏ túi ở phần Khởi động và trả lời câu hỏi hình ảnh ở phần Tăng tốc ngay từ giây thứ ba. Đây là điều hiếm, thậm chí không thí sinh nào từng làm.

"Em cũng bất ngờ với hai chi tiết đó. Em dùng máy tính vì không tự tính nhẩm được chứ không hề nghĩ liệu có đủ thời gian hay không. Còn về câu hỏi Tăng tốc liên quan đến chiếc đàn bầu, em may mắn vì nó nằm trong vùng kiến thức", Trung kể lại.

Trần Thế Trung trong phần thi Về đích. Ảnh: Đình Tùng

Trần Thế Trung trong phần thi Về đích. Ảnh:Đình Tùng

Đoàn Nam Thắng, thí sinh về thứ ba ở trận chung kết, đánh giá chiến thắng của Thế Trung là hoàn toàn hợp lý. "Ngoài kỳ vọng vào bản thân, em kỳ vọng vào Trung nhiều nhất bởi bạn ấy rất toàn diện, nỗ lực và có khả năng tốt. Em hy vọng chúng em mãi là bạn tốt", Thắng nói.

Thầy Trần Ngọc Thắng, giáo viên chủ nhiệm lớp Thế Trung, tự hào về chiến thắng của cậu học trò. Thầy Thắng cho biết sau trận thi quý đầy kịch tính, thầy đã đặt trọn niềm tin Trung sẽ vô địch. Tối thứ sáu, sau khi Trung điện về và báo bắt thăm được thi ở vị trí thứ tư, niềm tin lại tăng lên gấp bội. Vì vậy, thầy không bất ngờ với chức vô địch này mà chỉ cảm thấy hạnh phúc.

"Trung học giỏi toàn diện, đặc biệt ở môn Vật lý và Tiếng Anh. Em là bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, sống thẳng thắn, tình cảm và hay giúp đỡ bạn bè. Tôi và cả trường Phan tự hào khi có một học sinh như em", thầy Thắng nói.

Số điểm Trần Thế Trung đạt được ở Olympia 19 305 305 280 280 240 240 245 245 Điểm Tuần Tháng Quý Chung kết 0 100 200 300 400 Quý  Điểm:  240

Giành chiến thắng ở Olympia, Trần Thế Trung hy vọng đây sẽ là đòn bẩy để học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu tích cực tham gia các sân chơi trí tuệ bên cạnh các cuộc thi quốc gia, quốc tế. Chàng trai sinh năm 2002 cũng mong muốn sẽ hoàn thành tốt năm học cuối thời học sinh và đạt số điểm cao ở kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. 

"Em sẽ du học theo suất học bổng của chương trình, ngành Công nghệ thông tin hoặc Truyền thông. Và một điều chắc chắn mà em mong mọi người hãy tin tưởng là em nhất định trở về sống và làm việc tại Việt Nam", Trung nói.

Trần Thế Trung chia sẻ sau chiến thắng

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).