Hành trình gian nan đào tạo thế hệ kế thừa nghệ thuật cải lương

Lớp đào tạo nghệ sĩ cải lương của NSND Thanh Tuấn. (Nguồn ảnh: NVCC)
Lớp đào tạo nghệ sĩ cải lương của NSND Thanh Tuấn. (Nguồn ảnh: NVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghệ thuật cải lương có lúc tưởng đã đi đến bờ vực lãng quên, khó lòng đào tạo ra thế hệ người tài kế cận. Nhưng qua nhiều gian nan và tâm huyết, giờ đây cải lương vẫn có sức sống, vẫn được nhiều người trẻ quan tâm, theo học.

Nhiều tín hiệu tốt

Mới đây, khán giả đã ngỡ ngàng, hân hoan khi biết NSND - TS Bạch Tuyết bắt tay vào mở “lò” đào tạo cải lương cho người trẻ. Đó là dự án chương trình truyền hình thực tế “Học viện Cải lương” nhằm đào tạo nghệ sĩ cải lương thế hệ mới. Dự án có sự tham gia của NSND - TS Bạch Tuyết, nghệ sĩ Châu Thanh, Thanh Hằng, nhạc sĩ, NSND Thanh Hải. Chương trình được coi như như một “ngôi nhà chung”, là nơi gặp nhau của nhiều thế hệ trong trăm năm cải lương, trang bị những kiến thức nền tảng về nghệ thuật ca - diễn cải lương, tạo không gian từ sàn tập đến sàn diễn để các học viên có thể từng bước trở thành nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp. Chương trình cũng hướng đến đào tạo họ trở thành những người hoạt động văn hóa, góp phần vào việc bảo tồn, phát triển di sản văn hóa - nghệ thuật nước nhà.

Đây là một tin vui nữa cho nghệ thuật cải lương bởi có thêm một “sân chơi” để người yêu cải lương thỏa sức sáng tạo, cho nghệ sĩ trẻ đam mê có thể được truyền dạy nhiều điều hay trên con đường đến với nghề.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết đã bước vào tuổi 80, nhưng trong những năm qua, bà vẫn luôn nổi bật trong làng cải lương. Không chỉ bởi hoạt động nghệ thuật sôi nổi, cập nhật nhanh các phương thức thời đại kĩ thuật số để tiếp cận công chúng, Bạch Tuyết còn là một người “truyền lửa” khi luôn sẵn sàng tham gia các dự án trò chuyện, hướng dẫn, mở đường cho người trẻ tham gia học cải lương.

Bên cạnh Bạch Tuyết, làng cải lương cũng không ít nghệ sĩ đầy tâm huyết với nghề và luôn trăn trở với việc đào tạo ra những thế hệ cải lương kế thừa. Cách đây ít lâu, “lò” đào tạo nghệ sĩ cải lương trẻ của NSND Thanh Tuấn đã ra đời. Nghệ sĩ Thanh Tuấn là danh ca thuộc “thế hệ vàng” của cải lương và là một người có uy tín về chuyên môn. Để tài năng của mình không “đi vào quên lãng”, giúp ích cho cải lương nước nhà, ông đã mở Công ty TNHH MTV Trung tâm Dạy nghệ thuật ca vọng cổ tại quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) với sự tham gia của các nghệ sĩ Hoàng Hiệu, Văn Giàu, Văn Ngọc… từ đầu năm 2022. Ở thời điểm khai trương, “lò” của nghệ sĩ Thanh Tuấn đã thu hút hơn 20 học viên đăng kí và số lượng ngày càng đông hơn.

Ở các nhà văn hóa hay nhiều địa phương tại TP Hồ Chí Minh đã có những nghệ sĩ thành lập một số câu lạc bộ (CLB) nhằm hướng đến đào tạo kĩ năng cải lương cho nghệ sĩ trẻ và tạo sân chơi về ca cổ, cải lương. Một số CLB vẫn hoạt động tốt, nhưng cũng có những CLB phải tạm ngưng hoạt động do nhiều lý do. Nhưng đây cũng là nỗ lực đáng quý, đáng ghi nhận của nghệ sĩ tâm huyến nhằm đem kiến thức, tài năng về cải lương truyền đạt lại cho người trẻ.

Gian nan nhưng nhiều hy vọng

Một đơn vị đào tạo nghệ sĩ cải lương khá chuyên nghiệp tại TP Hồ Chí Minh là Nhà hát Trần Hữu Trang. Trước kia, Nhà hát kết hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP Hồ Chí Minh mở khóa đào tạo 3 năm và từ khóa này đã ra đời nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng, đạt một số giải thưởng về cải lương như Kim Thùy, Diễm Kiều, Phùng Ngọc Bảy, Tô Tấn Loan, Đoàn Minh, Hoàng Hải, Võ Hoàng Long... Từ năm 2017, nhà hát không còn mở lớp 3 năm nữa mà chỉ mở khóa 3 tháng, kết hợp giữa việc đào tạo với “truyền lửa” và cả tổ chức “sân chơi” ngay tại nhà hát cho các bạn trẻ giao lưu với công chúng.

Những năm qua, Nhà hát đã có nhiều nỗ lực như thành lập Sân khấu Tài năng Trẻ và Sân khấu Tài năng thiếu nhi. Về đường dài, mục tiêu lớn nhất của Nhà hát vẫn là tiếp tục phát triển các tài năng trẻ, chuẩn bị đội ngũ kế thừa cho tương lai.

Về đào tạo chính quy, hiện có Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung đạo tào nghệ sĩ cải lương trẻ. Tuy nhiên, hành trình tuyển sinh cũng như đào tạo của trường cũng khá nhọc nhằn. Đã có thời gian, Trường bị gián đoạn việc tuyển sinh vì không được tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định. Tuy nhiên, từ tháng 6/2023, Trường đã có thông báo về việc tuyển sinh cao đẳng chính quy năm 2023 ngành Diễn viên sân khấu kịch hát (Diễn viên cải lương) với thời gian đào tạo 3 năm. Đây là một tin rất vui cho những người yêu mến, quan tâm và muốn đeo đuổi nghệ thuật cải lương.

Làm thế nào nghệ thuật cải lương có thể truyền đạt, lan tỏa sâu rộng trong thế hệ trẻ và làm thế nào có thể đào tạo những nghệ sĩ trẻ kế thừa tài năng và tâm huyết của thế hệ “vàng” là những thách thức không hề nhỏ. Nhưng những tín hiệu tốt đẹp thời gian qua đã cho thấy sức sống của cải lương, giúp chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng về một thế hệ cải lương nhiệt huyết, giỏi giang, năng động để tiếp tục thắp lên và trao truyền ngọn lửa của di sản dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đọc thêm

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.