Hành trình đưa khí đốt từ biển khơi về bờ

Với sự ra đời của Nhà máy xử lý khí Dinh Cố năm 1998 đánh dấu lần đầu tiên gas và condensate được sản xuất tại Việt Nam
Với sự ra đời của Nhà máy xử lý khí Dinh Cố năm 1998 đánh dấu lần đầu tiên gas và condensate được sản xuất tại Việt Nam
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) vừa tròn 29 tuổi (20/9/1990 – 20/9/2019) và còn đó những khó khăn, thách thức nhưng PVGas xứng đáng là doanh nghiệp (DN) tiên phong của ngành công nghiệp khí Việt Nam.

Dấu ấn Nhà máy Dinh Cố 

Đầu tháng 9/2019, PVGas đứng thứ 5 trong top 20 DN vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam. Còn theo Báo cáo tài chính giữa niên độ đã soát xét cho kỳ hoạt động 6 tháng năm 2019, tổng tài sản của PVGas là hơn 65 nghìn tỷ; doanh thu 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 39 nghìn tỷ...

PVGas đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có được thuận lợi do giá dầu có tăng nhích hơn kế hoạch, trung bình đạt 66,1 USD/thùng; hệ thống khí của PVGas hoạt động ổn định, cấp khí liên tục; mỏ Phong Lan Dại đấu nối vào hệ thống khí Nam Côn Sơn và bắt đầu cấp khí từ 1/1/2019, bổ sung nguồn khí cung cấp trong giai đoạn suy giảm.

Để DN lớn mạnh như hôm nay, gần ba thập kỷ qua, đơn vị tiên phong của ngành công nghiệp khí Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. PV Gas ban đầu có tên là Công ty Khí đốt được thành lập với chức năng chính là thu gom, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí. Từ một đơn vị chuyên quản lý đầu tư và xây dựng, PV Gas đã bước vào một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới, gặp không ít những khó khăn, thách thức.

Năm 1993, Dự án thu gom khí Bạch Hổ được triển khai, với tổng vốn đầu tư 600 triệu USD. Tháng 5/1995, dòng khí đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ để cung cấp cho Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa với công suất 1 triệu m3 khí/ngày. Năm 1998, hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, hệ thống kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng PVGas - một sự kiện có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Đây là lần đầu tiên gas và condensate được sản xuất tại Việt Nam.

Tháng 12/2002, Dự án khí Nam Côn Sơn hoàn thành. Dự án có sự tham gia của các đối tác nước ngoài là những Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia lớn nhất trên thế giới như BP của Vương Quốc Anh và ConocoPhillips của Mỹ, tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD, công suất 7 tỷ m3 khí/năm.

Tiếp đó, Dự án khí PM3-Cà Mau, khí thiên nhiên khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đã được vận chuyển đưa về Việt Nam cung cấp cho các khách tiêu thụ bằng đường ống dài trên 300km. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 214 triệu USD và công suất 2 tỷ m3 khí/năm.

Hỗ trợ ngành điện, hóa chất phát triển

Năm 2010, PVGas tiếp tục khởi công xây dựng  đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn - dự án quan trọng có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD, trong đó PVGas tham gia 51% và các đối tác nước ngoài tham gia 49%.

Mục tiêu của Dự án khi hoàn thành là sẽ vận chuyển khí tự nhiên được khai thác từ các Lô B & 48/95 và 52/97 thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam với công suất 18,3 triệu mét khối khí/ngày (tương đương với 6,4 tỉ mét khối khí/năm) để cung cấp cho các nhà máy điện tại Trung tâm Ðiện lực Ô Môn, Trà Nóc của Cần Thơ (tổng công suất 3.000 MW), cung cấp bổ sung một phần cho Khu công nghiệp Khí Ðiện Ðạm tại tỉnh Cà Mau cũng như các hộ tiêu thụ khác ở Tây Nam Bộ.

Gần đây, với cơ sở vật chất đồng bộ và hoàn chỉnh, PV Gas đang cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất ra 36 tỷ kwh điện/năm, tương ứng 40% tổng sản lượng điện quốc gia, gần 800.000 tấn đạm/năm, tương ứng 30% tổng sản lượng đạm cả nước, 100.000 tấn xăng/năm, tương ứng 5% sản lượng xăng sản xuất trong nước và cung cấp khoảng 700.000 tấn LPG/năm, đáp ứng 70% nhu cầu LPG toàn quốc, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia.

Là DN tiên phong của ngành công nghiệp khí, tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc PVGas Dương Mạnh Sơn, hiện nay DN đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do sự cố phía thượng nguồn ngày một tăng; khí bể Cửu Long đưa vào bờ giảm mạnh so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2018; đặc biệt, sự cố tại một giếng mỏ khí Thái Bình kéo dài từ đầu tháng 2 đến tháng 6/2019 trong thời gian khắc phục, sản lượng khí về bờ chỉ còn 50%; việc đàm phán, thống nhất về giá khí, cước phí mới mất nhiều thời gian. Ngoài ra, một số dự án lớn, phức tạp trong khi tiến độ rất sát, việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch rất khó khăn.

Lãnh đạo PVGas cho biết đang tập trung các giải pháp, để nhanh chóng khắc phục, vượt qua các khó khăn, tạo khối đoàn kết, đồng thuận cùng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.