Hành trình Đỏ 2019 tiếp nhận hơn 85.000 đơn vị máu

Ngày càng nhiều người tham gia hiến máu. (Ảnh minh họa)
Ngày càng nhiều người tham gia hiến máu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong những năm gần đây phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước đã có những thay đổi rõ rệt, số đơn vị máu tiếp nhận theo đó cũng tăng liên tục. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu sử dụng máu của các bệnh nhân vẫn rất cao.

Dùng mạng xã hội để “tìm máu”

Mặc dù nhiều năm trở lại đây phong trào hiến máu tình nguyện lại các cơ quan ,đoàn thể đều diễn ra.  Thế nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số bệnh viện vẫn còn tình trạng thiếu máu để điều trị. Thậm chí có nhiều người vẫn phải đăng bài vào các hội - nhóm trên các trang mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng mạng hiến máu giúp người thân, bạn bè của họ lúc nguy cấp.

Đơn cử, gần đây nhất là trường hợp của gia đình chị Quỳnh Hoàng (Hà Nội). Theo chia sẻ, cháu chị 2 tuổi, bị nhiễm virus lạ, đang nằm điều trị tại phòng vô trùng Bệnh viện Nhi trung ương. Virus khiến cháu chị Quỳnh suy giảm mọi chức năng nội tạng trong cơ thể và giờ đã đi vào phổi.

Cháu đã lọc máu nhưng tiểu cầu đang rất thấp và rất cần người có nhóm máu AB+ hiến máu, để thực hiện tách tiểu cầu khi cần. Nhằm kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ, chị Quỳnh đã thông qua mạng xã hội facebook để tìm kiếm nhóm máu cho cháu mình.

Tương tự, chị Phương Nguyễn (Đà Nẵng) cũng có hoàn cảnh như trên. Theo lời chia sẻ của chị, người thân chị bị ngã nên tổn thương thận và nứt mạch máu dẫn đến tụt hồng cầu rất nhiều. Người trong gia đình chị hầu hết không cùng nhóm máu; người cùng nhóm máu thì sức khỏe yếu không thể cho; bệnh viện thì không còn đủ máu, vì vậy chị cũng dùng mạng xã hội để tìm người nhóm máu AB giúp người thân của chị vượt qua cơn nguy kịch.

Trước đó, trường hợp của cháu Ngô Lễ Quốc Khánh, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, cũng được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Theo tìm hiểu, bệnh nhi bị bệnh về máu, đang bị xuất huyết và cũng cần truyền gấp nhóm máu AB. Qua đó, có thể thấy rằng “AB” là nhóm máu khan hiếm tại hầu hết bệnh viện nên người nhà bệnh nhân luôn phải vận động tìm kiếm. 

Đẩy mạnh phong trào hiến máu 

Hằng năm chiến dịch Hành trình Đỏ do Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện được diễn ra rất tích cực và đem lại nhiều thành quả lớn qua các năm: trong năm 2013 hành trình đã dừng chân tại 15 tỉnh/thành; năm 2014 dừng chân tại 25 tỉnh/thành phố, năm 2015 hành trình tổ chức tại 23 tỉnh, thành phố;…

Đặc biệt, đến năm 2019 Hành trình Đỏ đã được tổ chức tại 39 tỉnh/thành phố. Đây cũng là năm hành trình nhận được sự tham gia của nhiều địa phương nhất từ khi thành lập.

Hành trình Đỏ 2019 diễn ra với 207 điểm hiến máu hưởng ứng ngay tại các địa phương, qua đó tiếp nhận được tổng cộng hơn 85.000 đơn vị máu. Trong đó, nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công Hành trình Đỏ 2019 với trên 1.000 đơn vị máu được tiếp nhận như: Bắc Ninh, Thanh Hóa, Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Đắk Lắk, TP HCM...

Trải qua 7 năm thực hiện, chiến dịch vận động hiến máu Hành trình Đỏ đã đi qua 50 tỉnh/thành phố, tổ chức tiếp nhận được hơn 250.000 đơn vị máu. Hành trình Đỏ đã góp phần mang lại sự sống, niềm tin, hạnh phúc cho biết bao mảnh đời, gia đình trên cả nước.

Hành trình Đỏ là một trong những hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu có thể xảy ra trên toàn quốc vào dịp hè,  góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền vận động hiến máu trong việc nâng cao số lượng người tham gia hiến máu nhân đạo, tuyên truyền về các bệnh bẩm sinh, di truyền, tan máu bẩm sinh; ngoài ra Hành trình Đỏ cũng sẽ góp phần tập dượt công tác tổ chức ngày hiến máu lớn, tiếp nhận máu và điều phối máu trên phạm vi toàn quốc.

TS.BS Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Trưởng ban tổ chức Hành trình Đỏ 2019 cho rằng: "Lượng máu tiếp nhận trong chương trình Hành trình Đỏ đã được điều phối chung trên cả nước, khắc phục được tình trạng khan hiếm máu ở nhiều địa phương. Tất cả điều đó một lần nữa khẳng định thông điệp đúng đắn mà Hành trình Đỏ mang lại "Kết nối dòng máu Việt” - mang dòng máu Việt cho người Việt, vì sức khỏe người Việt”.

Là một người rất tích cực trong hoạt động hiến máu tình nguyện tại trường học và địa phương, bạn Lô Đình Sóng, sinh viên Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội) cho biết: “Mình cảm thấy hiến máu là một việc làm rất thiết thực nên mỗi lần có hoạt động hiến máu ở trường hay ở những nơi khác mình đều tham gia rất tích cực nếu đủ điều kiện về sức khoẻ.

Khi hiến máu mình luôn nghĩ rằng, máu của mình có thể mang lại hiệu quả điều trị hay kéo về sự sống cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bị bệnh thiếu máu, bệnh nhân bị tai nạn  hay phải thực hiện các cuộc phẫu thuật… nên mình cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào…”. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.