Hạnh phúc là... cho đi

Khi giàu có, dư dả, rất nhiều phụ nữ muốn san sẻ cho những cảnh đời bất hạnh. Với họ, đó là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống.

Khi giàu có, dư dả, rất nhiều phụ nữ muốn san sẻ cho những cảnh đời bất hạnh. Với họ, đó là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống.

Trong bảng thành tích của các doanh nghiệp hôm nay, có một mảng không thể thiếu là công tác xã hội, hay còn được gọi nôm na là làm từ thiện. Đặc biệt, hoạt động này rất được chú trọng và phát triển khi chủ doanh nghiệp là phụ nữ. Có thể lý giải đó là do phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và thương người. Trái tim họ dễ rung động trước những cảnh đời khổ cực.

Khi nói chuyện với những người phụ nữ thường xuyên tham gia từ thiện, chúng ta có thể nhận ra bốn động cơ chính đằng sau các hoạt động nhân đạo của họ. 

Trách nhiệm với xã hội

Từ thuở khai sinh ra loài người, chúng ta đã sinh hoạt theo kiểu cộng đồng. Không ai có thể tồn tại mà không cần đến những người xung quanh mình.

Mô tả ảnh.

Muốn có thực phẩm, chúng ta phải nhờ đến người nông dân. Muốn tăng sản lượng nông nghiệp, người nông dân lại cần sản phẩm công nghiệp do những người công nhân làm ra. Người công nhân cần người trí thức nghiên cứu và phát minh ra những sản phẩm mới. Cuộc sống là một chuỗi bất tận những sự nương tựa và nhờ vả như vậy.

Có lẽ chính tâm lý cộng đồng này là nguyên nhân nhiều phụ nữ thành đạt làm từ thiện. Người mạnh giúp kẻ yếu, người thành công san sẻ với những người kém may mắn hơn mình, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Khi nói chuyện với chị Thanh Hương, giám đốc một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tại TP.HCM, tôi nhận ra tâm lý này thật rõ ràng. Tuần nào cũng vậy, cứ bắt đầu từ thứ Năm, thứ Sáu, chị lại cùng mấy người bạn rủ nhau gom góp đi làm từ thiện vào cuối tuần. Xa thì về các tỉnh miền Đông, miền Tây, gần thì đến mấy mái ấm, nhà mở, chùa... có nuôi người già neo đơn và trẻ mồ côi trong thành phố. Nhóm của chị gồm bảy doanh nhân nữ. Người lớn tuổi nhất là chị, đã qua tuổi 60. Trẻ nhất là Diệu Trang, giám đốc một công ty máy vi tính trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1.

Chị Hương cho biết: Làm từ thiện là cách trả ơn cuộc đời đã không đóng cánh cửa hy vọng trước mặt mình. Là trả ơn những người đã từng giúp đỡ chị vượt qua khó khăn, vất vả. Là một lời nhắc nhở về thuở hàn vi. Là mang đến cho người khác một cơ hội thoát nghèo, vươn lên sống tốt hơn.

Với Diệu Trang, mục đích làm từ thiện hoàn toàn khác. Cô xem đó là nghĩa vụ xã hội phải gánh vác. Một trong những chương trình Trang tham gia đóng góp nhiều nhất là quyên góp cho các ca mổ tim của trẻ em nghèo. Khi lắng nghe cô trò chuyện về bệnh tình của một bé gái, nhìn thấy sự lo lắng, thương cảm của cô, tôi hiểu tình cảm người phụ nữ trẻ ấy dành cho trẻ em nghèo thật chân thành.

Tôi hỏi: "Vì sao em làm từ thiện?", cô nhìn tôi ngạc nhiên: "Vì em may mắn, sung sướng quá. Khi chia bớt những may mắn, sung sướng, mình không nghèo đi, mà cuộc sống của một số người lại đẹp lên, tại sao mình không làm?"

Một lý giải đơn giản, nhưng ý nghĩa của hành động đó không đơn giản chút nào. Các chị làm từ thiện chỉ với mục đích giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có một hiệu quả mà khi bắt đầu làm từ thiện, họ không ngờ tới: Khi chia đi, tài sản của họ lại nhân lên nhanh chóng hơn, bởi đối tác kinh doanh đến với họ nhiều hơn. Người ta tin rằng khi sống với mục đích "cho đi", các chị cũng sẽ kinh doanh bằng trái tim, không thủ đoạn, lọc lừa.

Thoả mãn lòng tự tôn

Tự tôn là tình cảm rất cần thiết của mỗi người đều phải có, hoặc phải xây dựng cho bản thân. Sự tự tôn giúp chúng ta nỗ lực vươn lên, bắt chúng ta giữ kỷ luật với chính mình hoặc ngăn chúng ta không lấy trộm đồ vật của người khác. Sự tự tôn giúp chúng ta có tham vọng và trở nên thành đạt.

Sự tự tôn ấy cũng làm bạn hạnh phúc khi nhìn nụ cười của những người bất hạnh, nhất là khi nụ cười đó có được là nhờ bạn. Khi cưu mang người khác, bạn thấy vị trí xã hội của mình được nâng lên một bậc.

Đó là chưa kể việc khi đã đủ đầy về mặt vật chất, chúng ta muốn có hạnh phúc về tinh thần. Điều ấy không tiền bạc nào mang lại được.

Những niềm vui mua sắm, ăn ngon, sở hữu món quà đắt tiền…đều chóng qua, bởi chúng mang tính vật chất. Tuy nhiên, những niềm vui tinh thần đã trải nghiệm lại tồn tại mãi mãi.

Chị Ngọc Lan, một nữ doanh nhân trẻ ở Q.5, TP.HCM, kể: “Thỉnh thoảng, tôi quay lại thăm những người mình đã từng giúp đỡ. Họ vẫn nhớ đến tôi. Trong mắt họ, tôi giống như một bà tiên. Điều đó khiến tôi không chỉ hạnh phúc mà còn khao khát sống tốt hơn, làm được nhiều việc tốt hơn nữa. Từ đó, tôi nhận ra một nghịch lý ngạc nhiên: Khi cho đi nhiều hơn, tôi lại giàu lên”.

Tu nhân tích đức cho mình và cho con cháu 

Cha ông ta dạy: “Gieo nhân nào gặt quả ấy”, hay “Đời cha ăn mặn, đời con khát ngước”. Trong thời hiện đại, những câu thành ngữ ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Trong những câu chuyện cổ tích, người ở ác cuối cùng sẽ bị quả báo, nếu không bị sét đánh như Lý Thông thì cũng rơi xuống biển như vợ chồng người anh trong truyện Ăn khế trả vàng.

Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc, Hàn Quốc, những nước mạnh về phật giáo, cũng có quan niệm như vậy. Chúng ta luôn được nghe những câu như làm điều xấu, khi chết sẽ bị bỏ vào vạc dầu, đày xuống chín tầng địa ngục hay, nếu mình làm điều ác, con cái sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Đứng về góc độ nghiên cứu xã hội, thuyết quả báo đó có thể giải thích rất dễ dàng. Sống trong môi trường lành mạnh, bố mẹ là tấm gương cư xử nhân hậu, dạy con điều hay lẽ phải, trẻ có thiên hướng phát triển thành người tốt, có ích cho xã hội sau này. Sống trong gia đình lục đục, bố mẹ hay đánh nhau, cãi vã, trẻ có xu hướng bạo lực.

Chị Linh Lan, một nữ doanh nhân ngành da giày, thiết lập một gian thờ Phật rất đẹp trong nhà. Chị tin vào kiếp luân hồi và câu: “Tu nhân, tích đức trước là cho mình, sau là cho con cháu”.

Chị kể: “Tôi từng sống rất vội vã, tham lam và gấp gáp. Với tôi, tiền không bao giờ đủ. Một lần đi chùa, tôi gặp một sư cô từng rất giàu có. Sư cô kể cho tôi nghe lý do xuống tóc. Khi quá giàu, chị ấy lao vào làm ăn như con thiêu thân, quên cả chồng con. Chị tưởng rằng đồng tiền đủ sức làm nên tất cả. Chỉ đến khi hai con, một trai, một gái, nhiễm HIV, chồng bỏ đi lấy vợ bé, chị mới thấy tiền bạc, nhà cửa đều là phù du”.

Sau cuộc gặp ấy. Chị Linh Lan cũng cảm thấy mình đang dần cô quạnh. Các con đi học xa và định cư luôn ở nước ngoài. Tài sản làm ra nhiều chẳng để làm gì. Vậy là vợ chồng chị làm từ thiện.

Chẳng bao lâu, các con chị trở về thường xuyên hơn. Có lần, chị nhờ chúng góp tiền xây một cây cầu ở vùng xa. Chúng dẫn cả con về khánh thành cầu. Chị mỉm cười: “Thế là có thêm một điều khiến các con tôi không thể bỏ quê hương, xứ sở vĩnh viên. Chúng biết có thể làm điều gì đó tốt đẹp cho mảnh đất này”.

Giáo dục con cái

Thiên nhiên đã ban cho động vật sự ích kỉ để bảo vệ cho sự tồn vong của mình trong môi trường khó khăn. Chỉ những cá thể mạnh mới có thể tồn tại, cá thể yếu sẽ bị tiêu diệt.

Xuất thân và phát triển lên từ loài vật, con người còn giữ lại đặc tính này. Những đứa trẻ khi mới sinh ra cũng có thể trở nên rất ích kỉ. Nhưng chính giáo dục là yếu tố giúp con người khác với con vật. Con người văn minh biết dẹp đi sự ích kỉ của mình để chia sẻ với người khác trong khó khăn, hoạn nạn.

Mô tả ảnh.

Cuộc sống chúng ta đang thay đổi rất nhanh. Với việc nhiều gia đình đang giàu lên nhanh chóng, nhiều đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong nhung lụa. Nếu không được giáo dục kĩ lưỡng, các em sẽ trở thành những người lớn ích kỉ.

Cô bạn thân của tôi kể: “Hồi đó các con tôi hư qúa chị à. Đi học, chúng xé vở xoèn xoẹt chơi ca-rô. Ăn uống không vừa miệng là đòi đổ bỏ. Xài đồ như phá, đi học cái gì cũng mất”.

Cô bèn rủ con cùng đi làm từ thiện. Khi chị giải thích mục đích chuyến đi và động viên tụi nhỏ tặng quà cho cô bé nghèo sắp gặp, chúng đồng thanh phản đối: “Sao lại phải cho? Bố mẹ con bé đó phải lo cho nó chứ? Có làm mới có ăn…”

Thế nhưng buổi gặp mặt hôm đó đã làm suy nghĩ của các con chị phần nào thay đổi. Nhìn căn nhà dột nát, người mẹ tàn tật tảo tần buôn bán nuôi con, cô bé vừa đi học vừa bán vé số, lại học rất giỏi, chúng xin mẹ tiền để tặng cô bé mua xe đạp và quần áo mới đi học. Sau chuyến đi ấy, gia đình họ đã thống nhất cùng tài trợ cho cô bé đến khi vào đại học. Chị vui mừng: “Tụi nó đã biết nghĩ, biết dành tiền lì xì để mua vở, sách cho con bé”.

Trong các chuyến từ thiện, không hiếm nữ doanh nhân mang con cái đi theo. Ai cũng có một suy nghĩ: “Để cho con cái hiểu rằng mình sung sướng thế nào. Từ thiện giúp chúng nhân từ hơn”.

Những điều đó đều tốt đẹp và gieo được những hạt mầm tình người vào lòng những cậu ấm, cô chiêu lớn lên trong nhung lụa.

Mới đây, một cô bạn tôi kể: “Con mình học trường quốc tế. Trường quy định mỗi học sinh phải có 20 giờ làm từ thiện mỗi năm”. Từ thiện đã trở thành một môn bắt buộc trong chương trình học, để dạy cho học sinh đạo nghĩa làm người.

Nếu đã làm từ thiện - chớ kể giàu nghèo

Người viết bài này đã không dưới một lần được nghe câu phát biểu khá nghiêm túc của những nữ doanh nhân thành đạt: “Tôi muốn có nhiều tiền để làm từ thiện”.

Có thể dẫn chứng một khuôn mặt không mấy xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ là đạo diễn Thanh Sâm. Ít người biết trước khi trở thành đạo diễn, chị còn là chủ nhân của một vài cơ sở sản xuất. Với chị khi ấy, kinh doanh thuần túy chỉ để kiếm đủ sống cho gia đình. Thế rồi sau nhiều lần tham gia vào hoạt động từ thiện với bạn bè, trong chị xuất hiện một niềm đam mê mới: làm từ thiện.

Chị tham gia không mệt mỏi vào mọi hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo. Hết làm MC cho các chương trình từ thiện, xây dựng các show ca nhạc với mục đích từ thiện đến trực tiếp trao tặng hay quên góp. Tết vừa qua, khi một chương trình truyền hình phỏng vấn về ước mong của mình, chị trả lời: “Tôi muốn có tiền, thật nhiều tiền để…làm từ thiện”.

Người giàu làm từ thiện, người nghèo cũng làm trong khả năng của mình. Bạn bảo: “Nghèo lấy gì để làm từ thiện?”. Có đấy. Họ đi quên góp từ các nhà giàu, trường học, công ty… để tặng một đơn vị, nhà mở nào đó đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ. Họ cũng có thể tặng quần áo, sách vở vũ cho người…nghèo hơn.

Cô bạn Bảo Anh của tôi làm từ thiện đã nhiều năm nay, dù chẳng có nhiều tiền. Tấm lòng của cô còn giá trị hơn tiền bạc. Cô là một trong những người sáng lập chương trình Hành trình cam. Mỗi năm, tổ chức nàu lại chạy xe máy từ Nam ra Bắc để quyên góp tiền từ các nhà từ thiện trong nước và quốc tế cho những người bị nhiễm chất độc da cam.

Từ thiện xuất phát từ quan niệm “cho đi” bằng cả trái tim. Không ít người chê bai khi thấy các doanh nhân, ca sĩ làm từ thiện: “Đánh bóng tên tuổi”. Dù với mục đích gì, hành động của họ cũng đáng được ngưỡng mộ. Đâu phải ai cũng bỏ cả ngày, cả tuần đến những vùng sâu, vùng xa vì người khác?

Dưới bất cứ hình thức nào, làm từ thiện đều tốt, để chúng ta thấy rằng: Dù cuộc sống xô bồ đến mấy, trong sâu thẳm tâm hồn, trái tim mỗi người vẫn có chỗ dành cho người khác.

Theo Phong cách

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.