Hàng Việt tỏa rộng, lan xa đến khu vực nông thôn, miền núi

Đông đảo nhân dân đến mua sắm hàng hóa tại phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023 tại xã Tân Thành huyện Phú Bình (Ảnh: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông Phú Bình).
Đông đảo nhân dân đến mua sắm hàng hóa tại phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023 tại xã Tân Thành huyện Phú Bình (Ảnh: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông Phú Bình).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, cũng như thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kích thích tiêu dùng nội địa, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp, HTX giới thiệu, lan tỏa hàng hóa, sản phẩm trên khắp các khu vực, đặc biệt khu vực nông thôn, miền núi.

Đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho khoảng trên 550 lượt doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia trực tiếp hoặc gửi hàng hóa tham gia các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Hàng trăm hợp đồng bao tiêu, phân phối tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết với các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà phân phối trong cả nước.

Đơn cử tại Hội chợ triển lãm “Mỗi xã phường một sản phẩm - Thái Nguyên 2022” và “Hội chợ triển lãm Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2023 có sự tham gia của 190 gian hàng, kết nối với 23 tỉnh, thành phố, gần 200 tổ chức trong và ngoài tỉnh. Sự kiện đã thu hút gần 50.000 lượt khách đến tham quan mua sắm tổng doanh số bán hàng lên đến 10 tỷ đồng; ký kết hơn 50 hợp đồng làm đại lý, phân phối tiêu thụ sản phẩm với tổng giá trị khoảng 30 tỷ đồng.

Thông qua Hội chợ đã hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường kết nối các chuỗi liên kết thị trường trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên cũng đẩy mạnh phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ thiết kế, in ấn, tem nhãn, bao bì sản phẩm... cho DN, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, có trên 2.600 sản phẩm của hơn 240 đơn vị, trong đó có 173 sản phẩm OCOP, 60 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước như: Lazada.vn, Alibaba.com, Tiki.vn...

Nỗ lực đưa hàng Việt về miền núi, vùng nông thôn

Thời gian qua, nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, công tác tổ chức các chương trình phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” và chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được tỉnh Thái Nguyên mở rộng theo chiều sâu, gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Giữa tháng 10 vừa qua, tại xã Tân Thành (Phú Bình), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Công Thương và UBND huyện Phú Bình tổ chức Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023, với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức tại xã Tân Thành năm nay có quy mô 22 gian hàng, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Các mặt hàng tham gia phiên chợ thuộc các nhóm, ngành: May mặc, đồ dùng học tập, đồ gia dụng, viễn thông, thực phẩm, giống cây trồng, hàng tiêu dùng… được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương giá thị trường cùng thời điểm, thu hút đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm. Đây là một trong những phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi mang lại hiệu quả cao khi triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Việc tổ chức các Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tạo cơ hội giới thiệu tiềm năng phát triển thương mại, giúp doanh nghiệp tăng khả năng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng theo từng khu vực, tạo mối liên kết, xây dựng uy tín, nâng cao sức cạnh tranh. Qua đó, giúp người dân hiểu biết hơn về các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trong nước, từ đó tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt.

Nhờ các hoạt động đưa hàng Việt về miền núi, hiện tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 90%, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, từng bước ổn định và phát triển, hàng hóa, sản phẩm uy tín, thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế.

Theo Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên, trong những tháng cuối năm 2023, Sở sẽ tiếp tục tập trung cao độ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng như: “Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm Gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên 2023”; “Festval Nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023”; Chương trình “Xúc tiến sắc màu nông sản thời kỳ 4.0 - Thái Nguyên 2023” và các chương trình đưa hàng Việt về miền núi nhằm lan toả hơn nữa hàng Việt trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Sắp diễn ra Festival muối ở Bạc Liêu

Sắp diễn ra Festival muối ở Bạc Liêu
(PLVN) - Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. Đây là một sự kiện lớn, có ý nghĩa không chỉ đối với ngành muối Bạc Liêu mà còn góp phần nâng tầm giá trị ngành muối Việt Nam.

Nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ

Hàng Việt chiếm hơn 80% hàng hóa tại hệ thống Siêu thị GO!. Ảnh: Trà Hương

(PLVN) - Nhiều năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, nhận thức của người tiêu dùng đã có sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng của hàng hóa trong nước. Hàng Việt Nam đã trở thành một lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt.

Gần 300 gian hàng tại Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024

Các gian hàng đến từ nhiều tỉnh/thành phố đa dạng, phong phú sản phẩm.
Hội chợ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tới từ 17 tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hội chợ diễn ra từ ngày 9-15/12, tại quảng trường thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Hoạt động xúc tiến thương mại giúp kết nối, tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp Vĩnh Phúc với thị trường trong nước

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm
(PLVN) - Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như phát triển giao thương được tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức. Thông qua các hoạt động kết nối, nhiều doanh nghiệp, HTX quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm được đầu ra, phát triển sản xuất.

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo sâm Ngọc Linh được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nhằm đánh giá giá trị lịch sử, khoa học và kinh tế của loại dược liệu quý này. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp cho người dân về phương pháp trồng, chăm sóc và phân biệt sâm Ngọc Linh.

Nữ doanh nhân với khát vọng nâng tầm giá trị trà cổ thụ của người Việt

Sản phẩm Cao trà mục nhan của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nông nghiệp Vườn Táo Cổ.
(PLVN) -  “Tôi vô cùng tự hào về tài sản vùng nguyên liệu trà cổ thụ của Việt Nam như: Hồng trà, Bạch trà, trà Vàng, trà Shan Tuyết… Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đưa ra sản phẩm Cao trà mục nhan. Sản phẩm này không chỉ giữ nguyên hương vị của trà mà còn tăng giá trị, tốt cho sức khỏe người sử dụng”, chị Lê Thị Hoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nông nghiệp Vườn Táo Cổ chia sẻ.

Trạm Refill Xanh - Hành trình vì một tương lai xanh của "Cỏ cây hoa lá"

Một Trạm Refill Xanh của Cỏ Cây Hoa Lá
(PLVN) - Trạm Refill Xanh của Cỏ Cây Hoa Lá vinh dự là một trong những mô hình tiên phong, dẫn đầu xu hướng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa được chia sẻ trong sự kiện "Plastic Talk on Refill,"- Thúc đẩy hệ thống tái nạp tại Việt Nam do Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) phối hợp cùng Mạng lưới Kinh tế Tuần hoàn - CE Hub Việt Nam tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'

Chinh phục thị trường Việt nhờ 'công nghệ đột phá'
(PLVN) - Trong hành trình gần 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Thế Linh đã khẳng định vị thế và uy tín vững chắc trên thị trường nội địa. Nhờ ứng dụng các công nghệ đột phá trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăn, drap, gối và nệm, công ty không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn mang đến sự hài lòng tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam.

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà

Vinacoco – hành trình đưa thạch dừa đến từng nhà
(PLVN) -  Vinacoco ( Công ty CP Cô Cô Việt Nam) - một thành viên của GC Food Group - vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Đây là sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc biến nước dừa, một thức uống bình thường trở thành thạch dừa cao cấp của Việt Nam.

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt

Găng tay cao su thiên nhiên Nam Long: Hơn một thập kỷ khẳng định chất lượng và niềm tin với hàng Việt
(PLVN) - Được sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên an toàn, sản phẩm của Nam Long không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nỗ lực không ngừng nghỉ hơn 10 năm qua với cam kết mang lại giá trị tốt nhất, Nam Long đã và đang trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy của người tiêu dùng, đồng hành cùng sự phát triển của hàng Việt.

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết

Làng bưởi Tân Triều tất bật cho vụ Tết
(PLVN) -  Vào những tháng cuối năm gần dịp Tết Nguyên đán, người dân làng bưởi Tân Triều đang tất bật chăm sóc vườn bưởi để cho ra những trái bưởi ngon và chất lượng nhất chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng cùng thị trường bưởi tết năm 2025.

Giữ 'hồn' để thương hiệu bưởi Đoan Hùng vang xa

Trong vườn của gia đình ông Nguyễn Minh Mạch, cây bưởi lâu đời nhất có tuổi lên đến hơn 30 năm.

(PLVN) - Tự hào vì bưởi Đoan Hùng, đặc biệt là bưởi Sửu "vang danh" nhờ mùi thơm và vị ngon đặc biệt, suốt nhiều năm qua, người dân đất Tổ luôn cố gắng giữ gìn và phát triển sản vật mà tổ tiên để lại. Bưởi Đoan Hùng đã được dán tem, nhãn mác mang chỉ dẫn địa lý đưa ra tiêu thụ trên thị trường cả nước...

'Ửng hồng không ửng đỏ' - chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao

Chương trình “Ửng hồng không ửng đỏ” hướng đến các mục tiêu nhân văn.
(PLVN) - “Ửng hồng không ửng đỏ” là một chương trình phi lợi nhuận do Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) phối hợp tổ chức, hướng đến xây dựng sân chơi an toàn, sạch sẽ, góp phần nâng cao điều kiện học tập và mang lại niềm vui cho trẻ em vùng cao.

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay

Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay
(PLVN) - Sáng 29/11, tại TP Biên Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Đồng Nai tổ chức triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay.