Hàng nghìn người tham gia lễ hội đánh cá Vực Rào

Lễ hội đánh cá Vực Rào ra đời và tồn tại đến nay hàng trăm năm tại xã Xuân Viên.
Lễ hội đánh cá Vực Rào ra đời và tồn tại đến nay hàng trăm năm tại xã Xuân Viên.
(PLVN) - Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào (xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được tổ chức thường niên khi người dân hoàn tất thu hoạch mùa màng, mang đậm màu sắc dân gian. Lễ hội đánh cá Vực Rào ra đời và tồn tại đến nay khoảng ba trăm năm.
Sáng 4/6, tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ hội truyền thống đánh cá Vực Rào năm 2023.

Sáng 4/6, tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ hội truyền thống đánh cá Vực Rào năm 2023.

Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân khắp các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An đã nô nức tập trung về khu vực đầm Vực Rào tham dự lễ hội bắt cá cầu may.

Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân khắp các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An đã nô nức tập trung về khu vực đầm Vực Rào tham dự lễ hội bắt cá cầu may.

Lễ hội đánh cá Vực Rào là một trong những lễ hội truyền thống "độc nhất" ở tỉnh Hà Tĩnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân ở xã Xuân Viên và nhiều xã lân cận ở huyện Nghi Xuân. Lễ hội này được tổ chức đều đặn hàng năm, mang tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, lễ hội cũng thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư làng xã.

Lễ hội đánh cá Vực Rào là một trong những lễ hội truyền thống "độc nhất" ở tỉnh Hà Tĩnh, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân ở xã Xuân Viên và nhiều xã lân cận ở huyện Nghi Xuân. Lễ hội này được tổ chức đều đặn hàng năm, mang tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, lễ hội cũng thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư làng xã.

Đầm Vực Rào được chọn để tổ chức lễ hội nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh. Đầm có chiều dài khoảng 2km với diện tích khoảng 30ha. Nơi đây là khu vực tập trung nhiều loài cá nước ngọt như: cá trắm, cá mè, cá rô, cá trôi, cá diếc, cá lóc, cá trê… Trước ngày tổ chức lễ hội đánh cá Vực Rào, mọi hoạt động đánh bắt cá tại khu vực đầm này đều bị nghiêm cấm triệt để nhằm tạo điều kiện cho cá sinh sống, phát triển. Mỗi năm người dân chỉ được đánh bắt cá trên đầm Vực Rào 1 lần chính là ngày tổ chức lễ hội.

Đầm Vực Rào được chọn để tổ chức lễ hội nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh. Đầm có chiều dài khoảng 2km với diện tích khoảng 30ha. Nơi đây là khu vực tập trung nhiều loài cá nước ngọt như: cá trắm, cá mè, cá rô, cá trôi, cá diếc, cá lóc, cá trê… Trước ngày tổ chức lễ hội đánh cá Vực Rào, mọi hoạt động đánh bắt cá tại khu vực đầm này đều bị nghiêm cấm triệt để nhằm tạo điều kiện cho cá sinh sống, phát triển. Mỗi năm người dân chỉ được đánh bắt cá trên đầm Vực Rào 1 lần chính là ngày tổ chức lễ hội.

Sáng 4/6/2023 được chọn tổ chức diễn ra lễ hội, người đứng đầu làng và các bậc cao niên trong làng cho lập bàn thờ, hương đăng hoa quả cúng tế Thành Hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh đầm Vực Rào. Sau khi xong phần lễ, một hồi chiêng trống vang lên, đích thân người đứng đầu làng hú to một tiếng làm khẩu lệnh rồi cầm nơm lội xuống đầm úp cá đầu tiên. Ngay sau đó, hàng nghìn người cầm theo các dụng cụ thủ công như nơm, lưới lội xuống đầm Vực Rào để thi nhau săn bắt cá.

Sáng 4/6/2023 được chọn tổ chức diễn ra lễ hội, người đứng đầu làng và các bậc cao niên trong làng cho lập bàn thờ, hương đăng hoa quả cúng tế Thành Hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh đầm Vực Rào. Sau khi xong phần lễ, một hồi chiêng trống vang lên, đích thân người đứng đầu làng hú to một tiếng làm khẩu lệnh rồi cầm nơm lội xuống đầm úp cá đầu tiên. Ngay sau đó, hàng nghìn người cầm theo các dụng cụ thủ công như nơm, lưới lội xuống đầm Vực Rào để thi nhau săn bắt cá.

Theo quan niệm, tại lễ hội, nếu người nào bắt được con cá to hoặc nhiều cá sẽ gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm trong suốt năm ấy... Sau lễ hội, người nào bắt được con cá to nhất sẽ được ban tổ chức ban thưởng và con cá ấy sẽ được dùng để làm đồ cúng tế dâng lên Thành Hoàng làng.

Theo quan niệm, tại lễ hội, nếu người nào bắt được con cá to hoặc nhiều cá sẽ gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm trong suốt năm ấy... Sau lễ hội, người nào bắt được con cá to nhất sẽ được ban tổ chức ban thưởng và con cá ấy sẽ được dùng để làm đồ cúng tế dâng lên Thành Hoàng làng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh Bạc Liêu

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Trong không khí vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới, chiều 16/1, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt Văn phòng đại diện và phóng viên các Báo Trung ương thường trú, hoạt động tại Bạc Liêu và Báo chí tiêu biểu địa phương nhân dịp mừng Đảng, mừng Xuân năm 2025. Tại sự kiện, phóng viên Trần Trọng Nghĩa - Báo Pháp luật Việt Nam - vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.

Công an TP Hải Phòng vinh dự nhận Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ Công an

Công an TP Hải Phòng ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự.
(PLVN) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Thành ủy, HĐND, UBND TP, cùng sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của tập thể Đảng ủy, lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ, lực lượng Công an Hải Phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn TP, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tinh, gọn để phát triển

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước đang thực hiện “cuộc cách mạng” tinh, gọn, mạnh bộ máy; một ví dụ cụ thể mà Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Hội đồng vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) vừa được tổ chức; cho dư luận thấy rõ ràng hơn hệ lụy tình trạng thủ tục hành chính (TTHC) lòng vòng.

Công tác tuyên giáo Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực

Bà Đinh Thị Bích Thảo - Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Trong năm vừa qua, hệ thống tuyên giáo tại tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt công tác tham mưu tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận… của Trung ương và của tỉnh. Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Tuyên Quang kêu gọi ủng hộ xóa 6.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Tuyên Quang họp bàn chỉ đạo thực hiện ngay sau khi chỉ đạo của Chính phủ.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày 15/1, Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã có thư ngỏ về việc kêu gọi ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân
(PLVN) - Trong những năm gần đây, thành phố Lào Cai – trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai – đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng cao đời sống người dân. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất chính là việc triển khai hiệu quả phong trào xóa nhà tạm, giúp người dân an cư lạc nghiệp và góp phần thay đổi diện mạo của thành phố vùng cao này.