Hàng nghìn người biểu tình chống dự luật cấm quay phim, chụp ảnh cảnh sát

Những người biểu tình ở Paris (Pháp) phản đối tình trạng bạo lực của cảnh sát và dự luật ảnh hưởng đến tự do báo chí.
Những người biểu tình ở Paris (Pháp) phản đối tình trạng bạo lực của cảnh sát và dự luật ảnh hưởng đến tự do báo chí.
(PLVN) - Hàng nghìn người trên khắp nước Pháp đã tụ tập biểu tình để phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát và ủng hộ tự do báo chí đồng thời bày tỏ thái độ về dự thảo luật an ninh quy định hình sự hóa việc công bố hình ảnh của cảnh sát.

Tuần qua, một cảnh quay xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy cảnh sát Pháp đánh đập một nhà sản xuất âm nhạc da màu ở Paris. Đây là cảnh quay mới nhất trong một loạt các hành vi bị cáo buộc bạo lực của cảnh sát.

Ở Paris, Lille, Rennes, Strasbourg và các thành phố khác, hàng nghìn người đã biểu tình phản đối dự thảo luật, theo đó sẽ hình sự hóa việc công bố hình ảnh của các sĩ quan cảnh sát trong một số trường hợp nhất định.

Thủ tướng Pháp Jean Castex đã thông báo rằng một ủy ban độc lập sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại quy định 24 gây tranh cãi trong dự thảo luật an ninh được coi là hạn chế quyền của báo chí được đưa tin về tình trạng bạo lực của cảnh sát.

Tổng thống Emmanuel Macron cho rằng, đoạn video quay cảnh các sĩ quan cảnh sát đánh nhà sản xuất âm nhạc Michel Zecler trong phòng thu của ông là "đáng xấu hổ" và nói thêm rằng chính phủ sẽ phải tìm cách khôi phục niềm tin của công chúng vào lực lượng cảnh sát.

Ba sĩ quan đã bị đình chỉ và một cuộc điều tra chính thức đã được mở.

Trong cuộc biểu tình ở Paris chống lại sự tàn bạo của cảnh sát, Ameer Alhalbi, một nhiếp ảnh gia tự do từng làm việc cho Tạp chí Polka và AFP, đã bị thương trong khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình chống bạo lực của cảnh sát và dự luật mới của chính phủ hạn chế chia sẻ hình ảnh của cảnh sát.

Theo Christophe Deloire, tổng thư ký của Tổ chức phóng viên không biên giới, Alhalbi bị thương bởi "dùi cui cảnh sát" và lên án hành vi bạo lực. Deloire cũng lưu ý rằng Alhalbi đã được xác định rõ ràng là một nhà báo.

Dimitri Beck, giám đốc hình ảnh của Polka, cho biết Alhalbi đã bị gãy mũi và bị thương ở trán, và đã được đưa đến bệnh viện.

Alhalbi đã giành được một số giải thưởng quốc tế, bao gồm cả giải nhì ở hạng mục tin tức thời sự cho Ảnh báo chí thế giới năm 2017, chủ yếu vì đưa tin cho AFP về cuộc xung đột Syria.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.