Hàng ngàn nhà chìm trong nước, 1 người còn mất tích do mưa lũ ở Tây Nguyên, Nam Bộ

Sạt lở ở Tây Nguyên
Sạt lở ở Tây Nguyên
(PLVN) - Đồng Nai, Bình Phước, Phú Quốc… là những địa phương chịu thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua gây ra. Theo ước tính, các địa phương đã thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó hàng ngàn ngôi nhà vẫn đang chìm trong nước, cuộc sống người dân nơi vùng lũ đi qua đang đối mặt muôn vàn khó khăn.

Đồng Nai thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai cho biết: Đến 12 giờ ngày 11/8, mưa lớn cùng với Thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ đã làm 2 người tử vong, ngập gần 3.000 ha đất nông nghiệp, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng ở tỉnh Đồng Nai.

Toàn tỉnh có 415 hộ dân trong tổng số 869 hộ dân di dời tránh lũ trong các ngày 8 và 9/8, trở về nơi ở để dọn dẹp nhà cửa. Những hộ còn lại vẫn tiếp tục ở lại nơi lưu trú an toàn và đang chờ nước rút.

Trước đó, mưa lớn từ đêm 8/8 cùng nước lũ từ thượng nguồn sông Đồng Nai đổ về nhanh, gây ngập nặng tại nhiều xã thuộc hai huyện Tân Phú và Định Quán (Đồng Nai). Ông Trần Đình Minh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai, cho biết: Hiện nay, mưa phía thượng nguồn sông Đồng Nai đã giảm, Thủy điện Đồng Nai 5 đã ngừng xả tràn, do đó mực nước sông Đồng Nai đã xuống thấp hơn 30 cm so với trưa 10/8.

Trong khi đó, sau nhiều ngày tìm kiếm, trưa 11/8, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã tìm thấy thi thể ông Phạm Văn Lâm (SN 1961, quê tỉnh Bến Tre) bị nước lũ cuốn trôi khi đang cố chằng giữ bè nuôi cá trên sông đoạn thuộc khu vực xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú vào ngày 8/8. Lực lượng chức năng vớt được thi thể ông Lâm đã bàn giao cho gia đình lo hậu sự.

Tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, trưa 11/8, anh Nguyễn Đức Ngọc Tiến (37 tuổi) trong khi đang sửa chữa hệ thống điện do nước lũ làm ngập, đã bị điện giật tử vong. Hiện chính quyền các huyện Tân Phú và Định Quán đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt; thống kê thiệt hại; vận động, thăm hỏi người dân bị thiệt hại về người và tài sản.

Người dân nuôi cá bè ở Đồng Nai dọn cá chết sau lũ.
Người dân nuôi cá bè ở Đồng Nai dọn cá chết sau lũ.

Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Định Quán, trong đợt lũ này, nhiều xã bị ngập, gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, cây trồng - vật nuôi ước tính lên đến trên 220 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là trên 5.000 tấn cá của 81 bè, 486 dèo cá của người dân bị chết hoặc thất thoát ra sông. Riêng huyện Tân Phú cũng có gần 50 bè cá bị thiệt hại do lũ cuốn...

10 người chết, hàng ngàn ngôi nhà ngập nước

Còn tại Phú Quốc (Kiên Giang) và các tỉnh tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, tính đến ngày 10/8, mưa lũ đã khiến 10 người chết, hơn 3.700 ngôi nhà bị ngập nước do ảnh hưởng mưa, lũ. Cụ thể, tính đến 23h00 ngày 9/8, đã có 10 người chết (Gia Lai: 01 người; Đắk Lắk: 01 người; Đắk Nông: 05 người; Kom Tum: 2 người; Lâm Đồng: 01 người) và 1 người mất tích tại Đồng Nai.

Có 3.717 nhà bị ngập nước, 789 nhà phải di dời; 18.382ha lúa, hoa màu bị ngập; 703ha cây trồng lâu năm, 2.558ha cây trồng hàng năm, 1.083ha cây ăn quả bị thiệt hại; 299 con gia súc, 120.741 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Có 10 tuyến đường giao thông bị sạt lở; 05 cống bị hư hỏng. Ước tổng thiệt hại 992,5 tỷ đồng. 

Riêng tại Phú Quốc, trong 8 ngày qua (từ 2 - 9/8) tổng lượng mưa trên địa bàn đảo là hơn 1.000 mm, đây là lượng mưa rất lớn chưa từng xuất hiện trên đảo, lớn hơn so với trung bình nhiều năm và diễn ra trong thời gian ngắn. Cùng với đó, hệ thống thoát nước xây dựng đã lâu, xuống cấp, thiếu đồng bộ và quá tải, gây ngập nước một số địa phương trên địa bàn.

Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về công trình giao thông và tài sản của người dân khu vực bị ngập nước trên địa bàn đảo. Cụ thể là hơn 63 km đường giao thông ngập nước, độ sâu trung bình 0,7 m, có nơi lên đến 2 m; nhà bị ngập 8.424 căn; tốc mái, đổ sập, sụp nứt 22 căn và nhiều vật dụng, tài sản khác bị hư hỏng; thiệt hại nhiều hoa màu, gia cầm và thủy sản.

Tổng giá trị thiệt hại do ngập cục bộ gây ra trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc ước tính là hơn 107 tỷ đồng; rất may là không có thiệt hại về người. Thời điểm xảy ra thiên tai, toàn bộ các chuyến bay khởi hành từ Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc đi nơi khác đã bị hủy.

Huyện Phú Quốc huy động các lực lượng đóng trên địa bàn gồm: Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 4, Lữ đoàn 950, Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cơ quan, đơn vị của huyện cùng với phương tiện xuống các khu vực trọng yếu ứng cứu, hỗ trợ nhân dân, nhất là vùng ngập sâu bị cô lập.

Hơn 1.560 người của các lực lượng cùng với trên 750 phương tiện ô tô, xe cẩu, xe tải, xe cuốc, xe máy, thuyền thúng, xuồng cao tốc, phao bè cứu sinh… tham gia di dời khoảng 2.000 người dân, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em đến nơi tránh trú an toàn; cung cấp hơn 1.000 suất cơm, kết hợp vận động các nhà hảo tâm ủng hộ hàng trăm thùng mì, quần áo hỗ trợ cho nhân dân.

Đối với sự cố đê biển Tây tại tỉnh Cà Mau, ngày 8/8, đã xử lý được 356m cừ tràm, vải bạt và 15.000 bao tải đất. Hiện đang đắp con trạch bằng bao tải cát với khoảng 100 người duy trì túc trực tại hiện trường còn lại. Tính đến 16 giờ ngày 9/8, tình trạng đê tạm thời ổn định.

Theo báo cáo nhanh chưa đầy đủ của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, tính đến ngày 9/8 trên địa bàn có hơn 60 căn nhà bị sập và tốc mái, 10 trụ điện bị đổ ngã; 500 mét bờ kênh bị sạt lở; hơn 350 ha lúa, hoa màu bị ngập úng… Ước tính tổng thiệt hại hơn 700 triệu đồng. Riêng địa bàn thành phố Bạc Liêu và huyện Phước Long đang còn mưa khá lớn, nên công tác thống kê thiệt hại chưa thực hiện được.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương các cấp khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Tại tỉnh Bình Phước, sau khi xảy ra sự cố tại đập thủy điện Đắk Kar (tỉnh Đắk Nông) chính quyền địa phương đã tổ chức di dời 4.000 người dân bốn xã Đồng Nai, Phước Sơn, Thống Nhất và Đăng Hà từ khu vực có nguy cơ ảnh hưởng đến nơi an toàn. Trước đó, vào tối 8/8 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bù Đăng cũng đã tổ chức di dời 200 hộ dân với gần 1.000 người đến khu vực an toàn.

Thông tin từ huyện Bù Đăng, hiện tại sự cố tại đập thủy điện Đắk Kar vẫn chưa được khắc phục xong. Trong đêm 8/8 và sáng 9/8 lượng mưa trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước giảm nên nước ở đập thủy điện Đắk Kar đã trở về mức an toàn.

Tuy nhiên, lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước vẫn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra; đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ và sự cố đập để chủ động các phương án xử lý kịp thời, hiệu quả; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo diễn biến nước lũ.

Binh đoàn 16 (đứng chân trên địa bàn hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông) cũng đã huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để khẩn trương sửa đường, dọn dẹp nhà dân, giúp dân di chuyển đồ đạc, phát gạo và mì tôm cho các hộ dân bị thiệt hại.

Binh đoàn 16 đã hỗ trợ một gia đình có nhà bị sập 20 triệu đồng; ổn định cuộc sống cho 50 hộ dân khác bị ảnh hưởng. Trước tình trạng mưa lũ còn diễn biến phức tạp, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 16 chỉ đạo các lực lượng trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng cứu nhân dân khi có tình huống xấu xảy ra.

Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đặc biệt là tình hình xả lũ đảm bảo an toàn hạ du… 

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Đọc thêm

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
(PLVN) - Tối 30/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ ​ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh các cơ quan thông tấn, báo chí và các nhà báo có những đóng góp tiêu biểu trong thông tin, tuyên truyền cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Giải B với loạt tác phẩm “Tín chỉ carbon – Bước tiến tới tương lai”.