Hàng ngàn hộ dân ở vùng đất nhiễm phèn đang khát thèm nước sạch

Cũng như hàng ngàn hộ dân khác trong xã, nước giếng nhà bà Hoa bị nhiễm phèn rất nặng.
Cũng như hàng ngàn hộ dân khác trong xã, nước giếng nhà bà Hoa bị nhiễm phèn rất nặng.
(PLVN) - Nhiều năm nay, hàng ngàn hộ dân của xã Triệu Đông (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) vẫn đang sống trong tình cảnh khát thèm nước sạch sinh hoạt do nguồn nước nơi đây bị nhiễm phèn và nhiễm bẩn trầm trọng.

Hơn 96% hộ dân phải dùng nước nhiễm phèn, kim loại nặng

Triệu Đông là xã đồng bằng, có vị trí gần trung tâm huyện lỵ và chỉ cách thị xã Quảng Trị 3km. Toàn xã có 4 thôn Nại Cửu, Bích La Đông, Bích La Trung và Bích La Nam, gồm 1.557 hộ dân với gần 6.560 nhân khẩu. Trong đó chỉ mới 54 hộ dân thuộc Đội 1 của thôn Nại Cửu được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ công trình cấp thoát nước nối từ xã Triệu Thành ở giáp ranh về.

Theo phản ánh của bà con trong xã, nguồn nước mà người dân ở đây đang sử dụng chủ yếu là từ giếng đào và giếng khoan, tuy nhiên tất cả đều bị nhiễm phèn vôi hoặc phèn đỏ rất nặng. 

Để hạn chế phèn, cũng như có nguồn nước sinh hoạt dùng tạm, nhà nào trong xã cũng xây dựng thêm bể lọc. Tuy vậy, nước dù đã lọc lắng qua bể đến khi sử dụng vẫn ngả màu và hôi mùi phèn. Còn các vật dụng đựng nước chỉ sau thời gian ngắn đều bị phèn nhuộm vàng. Mặc dù biết nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn phải cắn răng “đánh liều” sử dụng vì không còn nguồn nước nào khác. 

Bà Phan Thị Hoa (SN 1965, trú thôn Bích La Nam) cho hay, dù gia đình đã khoan giếng sâu hàng chục mét nhưng nước vẫn còn bị phèn và khi bơm lên hôi mùi tanh. Để một lúc trên mặt nước sẽ đóng váng, còn dưới đáy đóng từng lớp cặn sệt vàng như nghệ. 

“Trước đó, dù biết nguồn nước rất bẩn nhưng gia đình tôi vẫn cố dùng nước đã lọc thô qua bể để ăn uống. Tuy nhiên về sau, lo ngại mắc bệnh tật khi sử dụng trực tiếp nguồn nước này vào cơ thể, nên tôi mua thêm nước đóng bình bán ở các quán tạp hóa với giá từ 7 – 10 nghìn đồng để uống. Đến lúc nước máy nối về thôn Bích Khê (xã Triệu Long) ở gần nhà, gia đình tôi chuyển sang mua nước có giá rẻ hơn, với giá 2.000 đồng/can 10 lít”. 

Vẫn lời bà Hoa: “Vào mùa nắng, mỗi ngày tôi phải đạp xe hơn 1km để mua 20 lít nước mới đủ uống và nấu thức ăn trong ngày. Tuy vậy, vì kinh tế còn khó khăn nên gia đình tôi chỉ có khả năng mua nước để uống, còn rửa thức ăn cũng như tắm giặt hay lau chùi... thì chủ yếu vẫn phải dùng nước từ giếng khoan. Ngoài ra, vị trí của thôn lại nằm cạnh sát khu nghĩa địa nên chúng tôi càng bất an hơn về nguồn nước”.

Cùng chung hoàn cảnh, nguồn nước từ giếng khoan của gia đình chị Võ Thị Hồng Ánh (SN 1991, trú tại thôn Nại Cửu) cũng bị nhiễm phèn rất nặng.

Chỉ tay vào bể nước vàng đục ngầu, chị Ánh cho biết, cách vài tuần chị lại phải vệ sinh bể lọc, thay cát. Những vật dụng trong gia đình hay áo quần sáng màu, chỉ vài lần dầm nước đều chuyển màu ố vàng, nhanh hỏng.

Bể lọc và các vật dụng chứa nước bám đầy phèn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
 Bể lọc và các vật dụng chứa nước bám đầy phèn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

“Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa bất tiện đủ đường. Người dân trong xã ai cũng mong mỏi có nguồn nước sạch để sinh hoạt đảm bảo đời sống dân sinh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy gì”, chị Ánh nói.

Nhu cầu chính đáng bao giờ mới được đáp ứng?

Cũng theo người dân địa phương, những năm gần đây, ở xã có một số trường hợp người dân chết do mắc các loại bệnh tật như ung thư. Bà con hoài nghi, liệu nguyên nhân của bệnh tật có phải do nguồn nước mà mình đang sử dụng hàng chục năm nay? 

Trao đổi với PV, ông Võ Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Triệu Đông cho biết, năm 2011, có đoàn cán bộ Trung ương cùng Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh về lấy mẫu nước tại địa phương để kiểm nghiệm, kết luận là nguồn nước tại xã bị nhiễm phèn nặng và nhiễm asen, cùng một số kim loại nặng như sắt, chì...

Ngoài ra, thêm một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở đây ngày càng trầm trọng phải kể như: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư, xả rác thải và vứt xác động vật bị dịch bệnh ra các dòng nước...

Khảo sát sơ bộ, thời gian qua ở địa phương đã có khoảng 250 người bị mắc bệnh ung thư các loại. Ngoài ra, còn có rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đau mắt, da liễu, phụ khoa. 

Đời sống còn vất vả, chật vật lại cõng thêm khoản chi phí mua nước, vừa mất công lại đắt đỏ khiến người dân rất bức xúc. Nhiều lần tại các cuộc họp hay tiếp xúc cử tri, mọi người đã kiến nghị lên cấp trên quan tâm đầu tư để dân trong xã được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, đến nay niềm khao khát và là nhu cầu chính đáng ấy vẫn chưa được đáp ứng. 

“Người dân và ngay cả lãnh đạo xã, huyện nhiều lần có ý kiến với các cơ quan liên quan, thậm chí xã cũng đã làm việc trực tiếp với Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Trị, tuy nhiên vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Bởi phía đơn vị này cho hay, công suất vận hành không đảm bảo, trong khi nhu cầu sử dụng gia tăng. Địa phương rất mong các cấp, ban ngành quan tâm, tìm hướng giải quyết, sớm hỗ trợ để bà con có thể tiếp cận nguồn nước sạch đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày”, ông Bắc trình bày.

Được biết, năm 2017, xã Triệu Đông được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, khi đạt được 17/19 tiêu chí. Theo đó, tiêu chí môi trường được đánh giá “Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 99.1%”. Tuy nhiên, trên thực tế việc người dân “kêu trời” vì thiếu nước sạch và cho biết thêm tình trạng nước nhiễm phèn nặng tại xã vốn đã tồn tại hàng chục năm nay. 

Nhiều ý kiến đánh giá việc sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh luôn là tiêu chí quan trọng trong thực thi xây dựng nông thôn mới, là điều kiện để bà con “an cư lạc nghiệp”. Vì thế, với một xã đã về đích nông thôn mới như Triệu Đông, việc để người dân khổ sở “vật lộn” với cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt là điều rất đáng buồn. 

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).