Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

Hàng ngàn con voi Thái Lan sẽ rơi vào tình cảnh “thất nghiệp” phải đi… ăn xin vì dịch bệnh Covid-19

Hàng ngàn con voi Thái Lan sẽ rơi vào tình cảnh “thất nghiệp” phải đi… ăn xin vì dịch bệnh Covid-19
(PLVN) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch tại Thái Lan đang “đứng yên” khiến hàng ngàn con voi ở đây “không có việc làm” và đứng trước nguy cơ phải vào rừng chở gỗ lậu hoặc đi… ăn xin.

Cho đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đã có hơn 900 ca nhiễm Covid-19, 4 ca tử vong khiến Chính phủ nước này ban hành hàng loạt các lệnh cấm, cách ly để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh bằng cách đóng cửa  các trường học và các địa điểm vui chơi, giải trí, khuyến khích người dân ở nhà…

Du lịch đóng góp một phần không nhỏ của nền kinh tế Thái Lan. Trước khi virus tấn công, du lịch và lữ hành chiếm hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và tạo công ăn việc làm cho gần 16% lực lượng lao động. Do đó, trước sự “tấn công” mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19, doanh thu ngành du lịch của Thái Lan đã giảm mạnh.

Khách du lịch nước ngoài giảm đột ngột khiến hàng chục các trang trại nuôi nhốt, sở thú, công viên voi vắng bóng du khách, điều này đã khiến hơn 1.000 con voi ở Thái Lan “mất việc”. Đối với nhiều chủ sở hữu, doanh thu kinh doanh giảm sút mạnh khiến việc kiếm đủ thực phẩm cho những con voi vào thời điểm này cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, một con voi trung bình tiêu thụ hết 40 USD tiền mua thực phẩm trong ngày, nhiều hơn 3 lần mức lương tối thiểu hàng ngày ở Thái.

Ông Theerapat Trungprakan, Chủ tịch Hiệp hội voi Thái Lan, đã bày tỏ sự lo ngại rằng, trừ phi Chính phủ có biện pháp hỗ trợ can thiệp, nếu không một số con voi sẽ bị buộc quay trở lại đường phố để ăn xin mía và chuối như 10 năm trước hoặc thậm chí phải vào rừng để phục vụ cho hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp.

Voi được coi là biểu tượng của quốc gia Thái Lan, đặc biệt là khi đất nước này có khoảng 3.800 con voi thuần hóa được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nếu thả chúng vào rừng, nơi có khoảng 3.000 con voi hoang dã sinh sống không phải là một lựa chọn tối ưu vì như vậy là bất hợp pháp theo luật pháp Thái Lan. Trong rừng, những con voi được thuần hóa sẽ phải cạnh tranh “khốc liệt” vì chúng thiếu bản năng hoang dã. Và kể cả có khả năng đi chăng nữa thì cũng không có một khu rừng nào có đủ thức ăn cho hơn 3.000 con voi cùng lúc.

Hình ảnh sân bay Suvarnabhumi ở Thái Lan "vắng bóng" khách du lịch.
Hình ảnh sân bay Suvarnabhumi ở Thái Lan "vắng bóng" khách du lịch. 

Nghề nuôi voi tại Thái Lan rất phổ biến. Hơn một thập kỷ trước, voi thường được đưa vào các cánh rừng gần biên giới Myanmar và Lào để chở gỗ, một số ít được đưa vào gánh xiếc, phục vụ du khách tại các điểm du lịch. Sau khi xong việc, các chủ sở hữu thường đưa đàn voi của mình vào các thành phố lớn của Thái Lan để mua vui, làm xiếc và ăn xin.

Tuy nhiên, Trong nhiều năm qua, bằng nhiều biện pháp quyết liệt với sự giúp sức, kêu gọi của Quỹ Những người bạn của voi châu Á và các tổ chức bảo vệ động vật khác, Chính phủ Thái Lan đã thành công giảm bớt nạn sử dụng voi để chở gỗ lậu và vắt kiệt sức voi để phục vụ du lịch. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của những con voi được thuần hóa cũng được nâng lên.

Amnuai Charornsuksombat, 36 tuổi, là chủ của một gia đình nuôi voi qua nhiều thế hệ cho biết, tuần trước ông đã phải “đón” 5 con voi từ nơi chúng đang làm việc, một điểm thu hút khách du lịch. Đây là lần đầu tiên ông phải đưa voi về nhà mà không biết đến bao giờ chúng mới được quay trở lại làm việc vì không có khách du lịch.

Ông cũng cho biết, thay vì cho voi ăn những món ăn “xa xỉ” như chuối và mía, thì những con voi này sẽ ăn cỏ ở cánh đồng gần đó và thân cây ngô mà ông mua được từ nông dân. Tất cả đều đang trong tình thế khó khăn, nhưng dù cho có khó khăn đến đâu, ông Amnuai cũng quyết không để những con voi của mình ra đường ăn xin.

“Đối với tôi, voi là thành viên trong gia đình chứ không phải thú cưng. Vì thế, chúng tôi sẽ cùng chăm sóc lẫn nhau và vượt qua khó khăn này” – ông Amnuai cho biết thêm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.