Hàng loạt vụ sạt lở thương tâm tại Khánh Hòa: Hiểm họa từ những “quả bom nổ chậm” - biệt thự đồi núi

Đống đổ nát sau trận sạt lở tại thôn Thành Phát.
Đống đổ nát sau trận sạt lở tại thôn Thành Phát.
(PLO) - Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chỉ mới một mùa mưa từ cuối tháng 10/2018  cho đến cuối tháng 12/2018 đã xảy ra nhiều vụ sạt lở khiến hàng chục người tử vong và hàng trăm ngôi nhà bị sập, trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống sát các chân núi. 

Hơn 40 ngày trôi qua sau vụ sạt lở ở thôn Thành Phát, chị La Thị Nhiên vẫn bàng hoàng, mắt đỏ hoe khi nhắc lại vụ sạt lở kinh hoàng sáng 18/11/2018: “Buổi sáng hôm ấy thật là một ngày tận thế với gia đình tôi”. 

Bảy người dân ở đây đã mãi mãi nằm lại dưới những đống đổ nát, hoang tàn. Mười sáu người khác bị thương, sống với nỗi ám ảnh khôn nguôi. Như con gái chị, dù đã thoát chết, nhưng vết sẹo vẫn in hằn trên khuôn mặt, nỗi kinh hoàng vẫn bám lấy dai dẳng.

“Từ hôm ấy bọn trẻ chỉ sống ở đây ban ngày, còn ban đêm phải đi ngủ nhờ nhà người thân. Có tối vì ăn cơm xong muộn quá, tôi bảo con ở lại ngủ, nhưng cháu không ngủ được mà cứ nằm khóc, người thì run bần bật, nửa đêm tôi phải chở con xuống nhà người thân dưới phố xin ngủ nhờ. Khi trời mưa lớn, gia đình tôi phải di tản hết, không dám ở đây”, chị Nhiên nói.

Bố mẹ đã mất, nhà tan nát không còn gì. Bàn thờ của cha mẹ phải gửi tạm ở chùa, không biết đến khi nào mới có nhà để đưa về. Ngồi trong lán tạm, chị Nhiên chua xót nhìn về phía ngôi nhà giờ chỉ còn sỏi đá trơ trọi.

Trong tai nạn sáng ấy, gần 70 căn nhà bị san phẳng, nhiều căn nhà khác hư hỏng nặng. Đến nay, dù đã hơn 40 ngày trôi qua, những người có nhà bị sập hoặc lũ cuốn trôi đa số vẫn nương náu nhờ nhà người thân, bạn bè, hoặc đi thuê nhà ở.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh, có nhà bị sập đến nay vẫn chưa thể cất lại, một phần không có tiền, một phần họ sợ cất nhà ở đây rồi sẽ chết khi nào không hay, phần khác mong mỏi được chính quyền cho tái định cư nơi khác để ổn định cuộc sống.

Hiện trường vụ sạt lở khiến ba người tử vong ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Hiệp, huyện Cam Lâm
Hiện trường vụ sạt lở khiến ba người tử vong ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Hiệp, huyện Cam Lâm

Vì nghèo khó, họ phải cố gắng bám trụ nơi đây. Chị Hạnh bùi ngùi: “Chúng tôi giờ như “điếc không sợ súng”, quanh năm chỉ làm thuê làm mướn cho người ta kiếm miếng ăn, dựng được cái nhà tạm để ở nay bị sập rồi thì cũng không biết ở đâu. Gia đình thuê lại nhà của một gia đình khác vì sợ quá nên họ đã di dời đi nơi khác với giá 500 nghìn đồng/tháng”.

“Cơ quan chức năng địa phương bị cho là “ì ạch”, người dân mòn mỏi chờ đợi, sống trong bãi hoang tàn, nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào. Cứ hễ mưa lớn là phải chạy như chạy giặc, cuộc sống cứ thế không thể ổn định được”, chị Hạnh cho biết khi vụ sạt lở đi qua, chính quyền địa phương cũng có đến đo đạc, ghi nhận, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có thông báo hay động thái gì.

“Giải tỏa hay không thì người dân chúng tôi mong muốn chính quyền thông báo cho được biết sớm. Tết sắp đến, chúng tôi không biết mình sẽ đón năm mới ra sao?”.

Theo báo cáo tổng kết của Sở Xây dựng, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có gần 5.655 dự án, riêng ở TP Nha Trang khoảng 3.383 dự án, dày đặc từ Vĩnh Lương đến Phước Đồng, đâu đâu cũng dự án khu nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng, khu đô thị, khách sạn… bao quanh.

Ngay cả đất trung tâm thành phố từ Đại học Nha Trang đến cầu Bình Tân, diện tích đất ở của người dân đã rất hạn chế bởi đa số những thửa đất ở vị trí đẹp đều được các đại gia bất động sản thâu tóm kinh doanh, quy hoạch đất di dời dân để làm khu đô thị…

Không những thế, hiện nhiều công ty bất động sản còn hướng đến các dự án đồi núi để rồi những người dân sống dưới các dự án biệt thự đồi núi ở TP Nha Trang luôn sống trong hoang mang, mất ăn, mất ngủ vì “thần chết” có thể đến bất cứ lúc nào nếu đất đá ở trên núi đổ xuống, các bờ kè dự án đổ sập mùa mưa lũ đến như dự án Khu biệt thự Đồi xanh Nha Trang, xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang).

Có những người dân nghèo đã phải gánh chịu những hậu quả hệ lụy từ những dự án đào núi, xây dựng như Dự án nhà ở cao cấp Hoàng Phú làm bốn gia đình thầy, cô giáo tử vong ở Vĩnh Hòa (TP Nha Trang).   

Ngoài ra, tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, nhất là những đồi rừng ven khu dân cư bị đào xới, chặt cây khiến đất trống, đồi trọc. Khi mưa xuống, lượng nước từ trên núi đổ về kèm theo khối lượng đất đá dẫn đến những vụ sập nhà gây thương vong như vụ sạt lở núi ngày 30/12/2018 khiến ba người phụ nữ trong gia đình ông Hà Tấn Lực ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Hiệp, huyện Cam Lâm tử vong; hay vụ bảy người tử nạn ở thôn Thành Phát... 

Theo một số hộ dân sống ở thôn Thành Phát, họ sống ở đây đã hơn 20 năm, nhưng chưa có khi nào phải đối mặt với nhiều tai họa như thế này. Những con người ấy, xưa kia, khi Nha Trang chưa có các dự án đổ xô thì họ sống cuộc sống thanh bình. Họ không nghĩ rằng một ngày nào đó lại phải nhận lấy những tai họa ngoài sức tưởng tượng như thế..

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.