Hàng loạt hãng hàng không ra đời: Hạ tầng có kham nổi?

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLVN) - Gần 1 năm trở lại đây, hàng loạt hãng hàng không mới được ra đời ở Việt Nam như Bamboo Airways, Vinpearl Air, Vietravel Airlines, Vietstar Airlines. Trong khi hạ tầng hàng không đang thiếu và yếu như hiện nay, việc cấp phép bay cần được Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) hết sức thận trọng.

Tăng trưởng hành khách, cần thêm hãng bay

Theo dự báo của Cục HKVN, tốc độ tăng trưởng hàng không nước ta tiếp tục tăng cao. Riêng khu vực TP HCM và Đồng Nai, đến năm 2025 nhu cầu khoảng 65 triệu hành khách; đến năm 2030 là 85 triệu hành khách, trong khi hiện nay khoảng 40 triệu.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang tiếp tục phát triển năng động, ngành du lịch tăng trưởng nhanh thì việc các hãng bay thi nhau ra đời là tất yếu. Cách đây khoảng một năm, thị phần hàng không nước ta chủ yếu có ba hãng hoạt động là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar pacific. Những hãng bay này đều được đánh giá đã nỗ lực hết mình để phục vụ hành khách một cách tốt nhất.

Thế nhưng, do lượng khách đông, hàng hóa nhiều, đội ngũ tàu bay có giới hạn, nhân lực giới hạn nên không ít lần xảy ra việc hủy chuyến, chậm chuyến, ảnh hưởng đến hành khách. Điều này cho thấy, việc hành khách đông đúc đã ít nhiều “đè nặng” lên vai các hãng hàng không, dẫn đến việc phục vụ không thể chu đáo như mong muốn.

Ngày 16/1/2019, khi Bamboo Airways chính thức cất cánh bay thương mại, nhiều người tỏ ra e ngại, thận trọng trước khi sử dụng hãng bay này. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, hãng này bay đúng giờ, phục vụ khách chu đáo đã dành được thiện cảm của hành khách. Đến nay, sau 9 tháng bay, Bamboo Airways có một vị trí vững trong ngành hàng không Việt Nam, ít nhiều tác động đến các hãng hàng không khác phải thay đổi nếu muốn tiếp tục giữ hoặc tăng thị phần.

Hạ tầng khó có “bó” hãng bay?

Dồn dập những tháng gần đây, Vinpearl Air, Vietravel Airlines đều thông báo thành lập hãng bay, đồng thời gửi thủ tục lên Cục HKVN xin giấy phép bay. 

Vinpearl Air (hãng hàng không thuộc Tập đoàn VinGroup) đã có đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT) việc chọn sân bay Nội Bài là “sân bay căn cứ”.

Trước đề xuất này, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN cho biết, Vinpearl Air chọn Nội Bài làm “thủ phủ” là phù hợp. “Với 6 tàu bay vào năm 2020 và hơn 10 tàu bay đến năm 2021 thì Nội Bài vẫn gánh được” - ông Thắng nói. Như vậy có thể thấy, Vinpearl Air đã nhận được cái “gật đầu” của đại diện Bộ GTVT, giấy phép bay đối với hãng này chỉ là vấn đề thời gian.

Tương tự Vinpearl Air, Vietravel Airlines cũng đang được Cục HKVN ủng hộ. Theo đó, khi Vietravel Airlines chọn sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) làm “căn cứ”, Cục HKVN cho rằng điều này là khả thi.

Theo ông Võ Huy Cường, Cục Phó Cục HKVN, giai đoạn đầu, Vietravel chỉ khai thác 3 tàu bay nên nhu cầu về chỗ đỗ không nhiều. Sức ép về cơ sở hạ tầng, chỗ đỗ, sức ép bay đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất vẫn có thể đáp ứng.

“Khi Vietravel Airlines phát triển lên 6 tàu, hy vọng khi đó hạ tầng sẽ được cải thiện hơn. Vietravel lựa chọn chuyến bay charter vào những giờ không căng thẳng về slot thì vẫn khả thi” -  ông Cường nói.

Đồng ý nhận định này, đại diện Tổng công ty Cảng HKVN (ACV) cho biết, việc Vietravel Airlines hay Vinpearl Air muốn khai thác vào khung giờ vàng, khung giờ đẹp tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều không còn suất.

Do sức ép về hạ tầng hàng không mà sau nhiều lần “cầu cứu” Bộ GTVT, đến nay Hãng hàng không Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) chưa tìm được “thủ phủ” bay. Đơn vị này mới đây đề xuất lấy Tân Sơn Nhất làm sân bay căn cứ nhưng chưa nhận được cái “gật đầu” của Bộ GTVT. Lý do là hạ tầng sân bay này đã quá tải, phải chờ nhà ga T3 hoàn thành mới có thể cấp phép bay cho đơn vị này.

Trước đó, Vietstar Airlines đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh chỉ còn 10 máy bay từ nay đến năm 2021, trong đó, chỉ có 5 chiếc đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 2018-2020.

Nói về sự quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất, Chủ tịch ACV Lại Xuân Thanh cho biết, công suất thiết kế của Tân Sơn Nhất là 28 triệu hành khách/năm, nhưng năm 2018 đã đạt 38,3 triệu khách. Không bao lâu nữa, nếu không được nâng cấp, cảng hàng không này sẽ “đóng băng”, đạt mức giới hạn tiêu chuẩn cho phép, tức không thể tăng thêm suất bay. Trong khi đó, việc xây dựng nhà ga T3 mở rộng sân bay này vẫn nằm trên giấy tờ; còn sân bay Long Thành chậm nhất đến năm 2025 mới có thể khai thác.

Cũng theo Chủ tịch ACV, sau khi xây xong Long Thành, sân bay Nội Bài khi đó cũng phải được mở rộng thêm để tránh sự quá tải. “Việc mở rộng Nội Bài còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với T3 Tân Sơn Nhất”, ông Thanh dự đoán.

Ông Trịnh Quốc Tuấn, Chánh Văn phòng Cục HKVN cho biết, việc cấp phép bay cho các hãng hàng không được nghiên cứu, thẩm định kỹ; phù hợp với năng lực và hạ tầng các sân bay đến và đi.

Tin cùng chuyên mục

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

(PLVN) -  Ngày 9/6, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với hộ kinh doanh LING TRAN COSMETICS & SPA có địa chỉ tại số nhà 082, đường Ngũ Chỉ Son, tổ 02, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đọc thêm

'Cầu nối' văn hóa từ sản phẩm OCOP Việt Nam

Người dân đang lựa chọn sản phẩm OCOP tại một lễ hội ở Hà Nội. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Phát triển sản phẩm OCOP nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của từng địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030. Sau nhiều năm thực hiện, các sản phẩm ẩm thực OCOP ở các địa phương đang trở thành “nhịp cầu” kết nối người dân, bạn bè quốc tế với các nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta.

Robot hình người không đầu điều khiển bằng giọng nói

Robot hình người cũng có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc y tế. (Ảnh: Wandercraft)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại Paris vừa công bố mẫu robot hình người đầu tiên mang tên Calvin, được phát triển chỉ trong 40 ngày. Với khả năng tự cân bằng và điều khiển bằng giọng nói, Calvin hứa hẹn sẽ thay thế con người trong các công việc nặng nhọc, thiếu tính công thái học tại nhà máy Renault.

Samsung phát cảnh báo an toàn cho người dùng

Hình minh họa (Ảnh: PhoneArena)
(PLVN) - Trước làn sóng trộm cắp điện thoại ngày càng nghiêm trọng tại Anh và các quốc gia khác, Samsung đã phát cảnh báo đến 40 triệu người dùng Galaxy, đồng thời giới thiệu hàng loạt tính năng bảo mật mới giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn hành vi đánh cắp thiết bị ngay từ đầu.

Toyota ra mắt SUV điện bZ5 giá chỉ từ 18.000 USD tại Trung Quốc

Toyota ra mắt SUV điện bZ5 (Ảnh: Toyota)
(PLVN) - Toyota chuẩn bị tung ra mẫu SUV điện hoàn toàn mới mang tên bZ5 tại Trung Quốc vào ngày 10/6, với mức giá khởi điểm cực kỳ cạnh tranh - chỉ khoảng 130.000 nhân dân tệ (tương đương 18.000 USD). Đây là nỗ lực mới nhất của hãng xe Nhật trong cuộc chiến giá xe điện đang ngày càng khốc liệt tại thị trường tỷ dân.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống, truy quét hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại; đặc biệt trong lĩnh vực y tế; lực lượng chức năng cả nước đã có những động thái quyết liệt, tổ chức các đợt cao điểm. Đặc biệt, tại thị trường TP HCM, đô thị lớn bậc nhất, số dân nhiều bậc nhất, thị trường rộng lớn và sôi động nhất, công tác này càng được chú trọng.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Video tạo bởi Veo3 đang “bùng nổ” trên mạng xã hội, nếu không gắn nhãn khó phân biệt thật, giả. (Ảnh cắt từ clip AI)
(PLVN) - Chỉ trong nửa năm nay, những công cụ tạo nội dung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) liên tục ra mắt, biến những thông tin ảo thành sản phẩm sống động khó phân biệt thật - giả, thậm chí tạo “cơn sốt” chục triệu lượt xem trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn. Song, sự bùng nổ đó cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn với chính người dùng, cũng như hệ thống pháp lý về quản lý nội dung AI vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa ràng buộc trách nhiệm gắn nhãn, xử phạt hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

VASEP 'lên tiếng' trước tin Mỹ áp thuế sơ bộ cao bất thường với tôm Việt Nam

VASEP cho rằng có sự nhầm lẫn, sai sót trong kết quả dẫn đến số liệu bị sai lệch, và sẽ nhanh chóng bổ sung các dữ liệu phản ánh Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Sau đợt rà soát sơ bộ, Bộ Thương mại Mỹ đã áp mức thuế chống bán phá giá lên tới 35,29% đối với tôm xuất khẩu của 23 doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định đây là mức thuế bất thường, có thể do sai sót trong tính toán; và sẽ đề nghị phía Mỹ xem xét lại để đảm bảo sự công bằng, tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu và người nuôi tôm trong nước.

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Siết chặt giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển mạnh sang hậu kiểm với 90 - 95% hàng hóa, sản phẩm. Khi phát hiện gian dối, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng hơn, có thể thu hồi giấy phép, công khai sai phạm trên nền tảng số. Chế tài xử phạt sẽ không chỉ dừng ở mức hành chính như trước, mà có thể xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.