Hàng loạt đề xuất đáng chú ý để “cứu” ngành hàng không trước ảnh hưởng dịch Covid - 19

Các hãng hàng không đề nghị  được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
Các hãng hàng không đề nghị được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách.
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành chính sách áp dụng chung cho các đơn vị trong lĩnh vực hàng không để cho ngành này có điều kiện phục hồi và phát triển trở lại.  

Đề xuất cho giãn thời hạn đóng góp Ngân sách

Theo đó Bộ GTVT đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách cho phép các cơ quan, đơn vị được giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không) cho toàn bộ nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.

Riêng với Hãng hàng không Việt Nam, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/1/2020 đến 31/12/2020. Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời cho phép các DN được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách;

Văn bản đề xuất Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị cho áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa. Thời gian áp dụng dự kiến từ 1/3/2020 đến 31/8/2020 và có thể điều chỉnh theo diễn biến tình hình dịch bệnh;

Cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 1/3/2020 đên hết ngày 31/12/2020 và có thể điều chỉnh theo diễn biến tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện cho các DN cung ứng dịch vụ thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các DN sử dụng dịch vụ khác;

Cũng theo đề xuất của Bộ GTVT, nên xem xét kiến nghị của các hãng hàng không Việt Nam về việc hỗ trợ tín dụng, lãi suât ngân hàng và thời hạn thanh toan.

Ảnh hưởng nặng nề

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, với những diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các hãng hàng không Việt Nam gần như đã ngừng khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế và nội địa, chỉ khai thác một số chuyến bay để vận chuyển khách từ Việt Nam đi quốc tế, các chuyến bay chuyên chở hàng hóa và 3 đường bay nội địa nối Hà Nội-Đà Nẵng-TP. Hồ Chí Minh với tần suất tối thiểu để phục vụ nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không.

Từ ngày 1/4 đến nay, lượng khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác.

Tổng Công ty hàng không Việt Nam (VNA) là một trong những doanh nghiệp (DN) có vốn Nhà nước chịu nặng nề nhất bởi dịch Covid -19, khi trong 3 tháng đầu năm doanh thu hợp nhất của VNA ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, giảm 9.335 tỷ đồng so với kế hoạch 2020.   

Tổng doanh thu của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong Quý I/2020 ước đạt 4.064 tỷ đồng, giảm 832 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 1.857 tỷ đồng, giảm 586 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu ACV đạt 11.339 tỷ đồng, giảm 10.230 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.476 tỷ đồng, giảm 9.335 tỷ đồng so với kế hoạch 2020.  

Trong khi Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh tương tự, khi chỉ tính trong tháng 2/2020, tổng sản lượng điều hành bay giảm hơn 14.599 chuyến, tương đương giảm 40%; sản lượng điều hành bay đi, đến (chuyến bay quốc tế) giảm gần 3.415 chuyến, tương đương giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

7 dịch vụ hàng không được miễn, giảm đến hết tháng 8/2020

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cho biết: Thời gian qua Bộ này đã đưa ra một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không. Đáng chú ý, đối với các dịch vụ hàng không khác thuộc thẩm quyền của các DN, Cục HKVN đã đề nghị các DN cung ứng và sử dụng dịch vụ chủ động hỗ trợ nhau.

Hiện nay ACV đã miễn, giám giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không đang sử dụng dịch vụ tại các cảng hàng không của ACV.

Theo đó, có 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm là: dịch vụ dẫn tàu bay giảm 50%; dịch vụ thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy thủ tục hành khách, thuê cầu dẫn khách, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng: đối với các hãng hàng không dừng bay sẽ giảm 100%, còn các hãng duy trì bay sẽ giảm 30%. Các dịch vụ trên được miễn, giảm từ 1/3/2020 đến hết tháng 8/2020.  

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.