Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn ra sao sau điện đàm của Bộ trưởng Công Thương?

Lượng xe tồn ở các cửa khẩu tại Lạng Sơn vẫn rất lớn
Lượng xe tồn ở các cửa khẩu tại Lạng Sơn vẫn rất lớn
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tìm ra giải pháp giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa ở cửa khẩu Lạng Sơn. Các thỏa thuận đã đạt được nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu (XK) qua cửa khẩu ở Lạng Sơn vẫn thấp, có thời điểm tồn ứ hơn 1.600 xe và toa hàng ở biên giới.

Thông quan chỉ bằng 10-15% so với trước

Ngày 17/4, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã có điện đàm với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc nhằm khắc phục tình trạng ùn ứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực biên giới Việt – Trung. 

Trong cuộc điện đàm này, Tổng cục trưởng Hải quan và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đều nhất trí về việc cần phải có biện pháp nhằm giảm áp lực thông quan và cho biết trước mắt sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương và lực lượng Hải quan tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài có các biện pháp giảm áp lực ùn ứ hàng hóa.

Theo đó, thời gian làm thủ tục thông quan sẽ khôi phục lại như trước đó, buổi sáng bắt đầu từ 8-11h, buổi chiều từ 12-16h (giờ Việt Nam). Cùng với đó, hoạt động thông quan tại khu vực trên vào ngày nghỉ cuối tuần cũng được nối lại. 

Tuy nhiên, số liệu Bộ Công Thương cho thấy, ngày 19/4 (2 ngày sau cuộc điện đàm) 3 cửa khẩu chính xuất khẩu nông sản Việt, bao gồm Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma đều không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Số lượng xe nông sản tồn tại 3 cửa khẩu này lần lượt là: Tân Thanh 769 xe nông sản hoa quả chờ xuất; Cốc Nam tồn 4 xe (da bò, thức ăn vật nuôi tạm nhập tái xuất) và Chi Ma tồn 362 xe.

Cửa khẩu Hữu Nghị hoạt động XNK vẫn diễn ra bình thường với việc xuất 317 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh) và nhập 233 xe (linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi - rơ moóc, phụ tùng ô tô... nhưng lượng tồn đọng tại Hữu Nghị cũng khá cao, lên đến 501 xe chờ xuất gồm nông sản, linh kiện điện tử. Tổng số lượng xe tồn trên các cửa khẩu của Lạng Sơn vào cuối tuần vừa rồi là 1.636 xe và toa hàng.

Cũng theo số liệu của Bộ Công Thương, ngày 20/4, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh có tăng, lên đến 916 xe, trong đó có 492 xe XK (tăng 175 xe so với ngày 19/4), lượng xe tồn đọng có giảm nhẹ, còn 1.610 xe và toa hàng. Trong đó, lượng xe xuất ở cửa khẩu Hữu Nghị bị giảm mạnh xuống còn 279 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc).

Đáng chú ý, ngày 20/4, các hoạt động thông quan ở các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam và Chi Ma đã quay trở lại bình thường tuy số lượng xe XK cực thấp. Cụ thể, Tân Thanh xuất 69 xe (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối...); cửa khẩu Chi Ma xuất 44 xe (tinh bột sắn, hạt tiêu, hải sản các loại). Số lượng XK tại các cửa khẩu này chỉ bằng khoảng từ 10-15% so với cuối tháng 3. Số lượng xe xuất ở cửa khẩu Cốc Nam có cao hơn với 100 xe (mít, xoài) thông quan. 

Vì sao số xe nông sản xuất khẩu thấp?

Theo đại diện Ban Quản lý Kinh tế khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (BQL KKT CK), mặc dù trong cuộc điện đàm giữa Bộ Công Thương và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Thương mại Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận kéo dài thời gian thông quan ở cửa khẩu Tân Thanh (từ 5 tiếng/ngày lên 7 tiếng/ngày) nhưng thực tế, cửa khẩu Tân Thanh những ngày vừa qua vẫn chỉ hoạt động thông quan đến 14h (giờ Việt Nam), các cửa khẩu Chi Ma, Cốc Nam cũng vẫn chỉ làm việc đến 14h. 

Đây chính là lý do khiến cho lượng hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu phụ trên Lạng Sơn vẫn chưa chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, một may mắn là các doanh nghiệp, chủ hàng sau khi có các thông báo, khuyến nghị đã tạm dừng đưa xe lên cửa khẩu Lạng Sơn nên tình trạng ùn ứ hàng hóa không bị đẩy lên quá cao như nhiều ngày trước đó (số lượng xe nông sản tồn đọng chờ xuất có ngày lên đến hơn 2.000 xe). 

Ngoài việc giờ giấc thông quan bị giảm khiến cho lượng xe XK xuống thấp thì các cửa khẩu ở Lạng Sơn vẫn chưa giải quyết được triệt để chuyện “thuê lái xe đưa xe qua biên giới”. Theo thông báo của BQL KKT CK, giá thuê lái xe qua biên giới không được vượt quá 5 triệu đồng, tuy nhiên, theo thông tin mà PLVN thu thập được, nhiều chủ hàng phải bỏ ra trên 10 triệu đồng mới thuê được lái xe đưa hàng qua biên giới.

Trả lời PLVN về vấn đề này, đại diện BQL KKT CK cho biết đã lường trước được việc thỏa thuận giá cao nên đã đưa ra thông báo quy định giá trần. Thực tế BQL cũng đã có quy trình kiểm soát thỏa thuận về giá thuê lái xe nhưng việc phối hợp giữa các lực lượng để quản lý các quy định về thỏa thuận này chưa sâu sát. Hiện BQL KKT CK đang triển khai các biện pháp tăng cường quản lý để không xuất hiện các thỏa thuận bên ngoài, khiến cho chủ hàng bị o ép về giá khi thuê lái xe.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.