Hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng mạnh, nhiều doanh nghiệp lãi lớn

Một cảng biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. (Ảnh: VIMC)
Một cảng biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. (Ảnh: VIMC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khối lượng hàng hóa qua cảng biển nước ta tiếp tục chứng kiến những kết quả ấn tượng khi tỷ lệ tăng trưởng bằng hai con số. Điều này giúp các doanh nghiệp cảng biển có doanh thu, lợi nhuận tốt.

Tăng trưởng hai con số

Trao đổi với PLVN hôm qua - 13/8, ông Đỗ Đức Mạnh, Chánh Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) cho biết, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 7 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 501 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, hàng xuất khẩu đạt hơn 118 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ, hàng nhập khẩu đạt hơn 155 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kỳ, hàng nội địa đạt hơn 225, tăng 10% so với cùng kỳ, hàng quá cảnh xếp dỡ đạt 2,171 nghìn tấn. Trong đó, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển 7 tháng đầu năm 2024 là 16,902 triệu TEUs, tăng 21% so với cùng kỳ 2023.

Cũng theo Cục HHVN, khối lượng hàng hóa thông qua bằng tàu biển trong nửa đầu năm nay đạt gần 297 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Khối lượng hàng hóa thông qua bằng phương tiện thủy nội địa đạt hơn 130 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo nhận xét của Cục HHVN, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023, đây là tháng thứ 5 liên tiếp mức tăng trưởng đạt từ 18% trở lên so với cùng kỳ năm trước. “Việc tăng trưởng này có thể cho thấy nền kinh tế đã có xu hướng hồi phục”, đại diện Cục HHVN nhận xét.

Các khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua cao nhất nước là TP Hồ Chí Minh tăng 13,44%, Vũng Tàu tăng 30%, Hải Phòng tăng 15,41%, Quảng Ninh tăng 11,7%. Một số khu vực khác cũng có sản lượng tăng cao như Huế tăng 57,4%, Quy Nhơn tăng 31,59%, Cần Thơ tăng 33%, Thanh Hóa tăng 30,91%, Quảng Ngãi tăng 23,54%, Đà Nẵng tăng 24,79%, Nha Trang tăng 26,1%. Một số khu vực có khối lượng hàng hóa thông qua giảm nhẹ như An Giang, Thái Bình, Đồng Tháp, Kiên Giang, Quảng Bình.

Cùng với mức tăng của khối lượng hàng hóa thông qua, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao là 22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các khu vực có sản lượng container thông qua lớn như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu đều ghi nhận mức tăng từ 10,49% đến 39% so với cùng kỳ. Khu vực Đà Nẵng tăng 20,79%, Đồng Nai tăng 84%, Nghệ An tăng 18%, Thanh Hóa tăng 41,26%. Quảng Ninh cũng ghi nhận có hàng container thông qua đạt 36,368 Teus.

Doanh nghiệp cảng lãi, lỗ ra sao?

Một số doanh nghiệp cảng biển đã công bố kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay. Theo khảo sát của PLVN, do hàng hóa tăng trưởng hai con số giúp nhiều cảng biển có doanh thu, lợi nhuận tốt. Cụ thể, kết thúc quý II/2024, Công ty CP Cảng Đà Nẵng ghi nhận mức doanh thu có sự tăng trưởng tích cực. Doanh thu quý II đạt hơn 351 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận đạt mức 72,6 tỷ đồng, tăng 3,5%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này báo lãi 149,6 tỷ đồng, tăng 9,1%.

Công ty CP Cảng Xanh VIP (Vip Greenport) cũng thông báo mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 92,7 tỷ đồng. Trong khi đó, nửa đầu năm 2024, Công ty CP Cảng Quy Nhơn báo lãi hơn 76,9 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 6 tháng đầu năm đạt doanh thu 8.241 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.887 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.616 tỷ đồng, lần lượt tăng 80% và 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 13.450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.730 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm kinh doanh, đơn vị này đã hoàn thành 61% mục tiêu doanh thu và 70% mục tiêu lợi nhuận năm.

Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp cảng biển dù có lãi nhưng giảm so với 6 tháng năm trước. Điển hình, cảng Hải Phòng lợi nhuận trên báo cáo tài chính hợp nhất trong 6 tháng đạt hơn 403,8 tỷ đồng, giảm 11,3%. Theo giải thích của đơn vị này, lãi giảm không phải do hàng hóa qua cảng giảm mà do doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng giảm mạnh.

Hàng hóa qua cảng nhà nước thế nào?

Theo ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục HHVN, qua theo dõi, tại “tổng” nhà nước là VIMC có khối lượng hàng hóa thông qua tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa thông qua các cảng do VIMC quản lý đạt 49,111 triệu tấn, tăng 21,3% với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,3% tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước. Trong đó, cảng Hải Phòng có khối lượng hàng hóa thông qua lớn nhất đạt 11,983 triệu tấn, chiếm 24,9% tổng khối lượng hàng hóa do VIMC quản lý. Đứng thứ hai là cảng Sài Gòn đạt 6 triệu tấn, đứng thứ 3 là cảng SSI đạt 5,9 triệu tấn.

Đọc thêm

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.

VASEP góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP. Theo VASEP, một số quy định trong Dự thảo đang gây ra khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy cần được thay thế bằng chính sách khuyến khích, phù hợp hơn với thực tiễn.

Năm nay, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%?

Sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn hiệu quả.
(PLVN) -  Hiện, mức tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,75% nhưng với tốc độ tăng trưởng vài tháng gần đây, cộng thêm xu hướng khởi sắc chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tin rằng, năm 2024 có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.

Khơi thông động lực tăng trưởng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, trong các giải pháp được Chính phủ nêu ra có giải pháp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST), khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chíp bán dẫn, AI…).

Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm việc với các bên tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 1. (Ảnh: PĐ)
(PLVN) - Sáng 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan TP Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn
(PLVN) - Bộ Tài chính khẳng định, quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, mua bán hóa đơn, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định…

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để “bước vào” thị trường tín chỉ carbon. (Ảnh: VNCPC)
(PLVN) - Sự phát triển của thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều khó khăn, phần lớn xuất phát từ việc thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và đồng bộ. Mặc dù các doanh nghiệp, tổ chức đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính và sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, họ vẫn gặp nhiều trở ngại do thiếu cơ chế quản lý và giám sát hiệu quả.

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)
(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Phát triển kinh tế xanh, ứng phó biến đổi khí hậu: Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu

Việt Nam quyết tâm mạnh mẽ trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tín chỉ carbon là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức khắc nghiệt từ biến đổi khí hậu. Việc áp dụng tín chỉ carbon không chỉ giúp các quốc gia giảm thiểu tác động tiêu cực của khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế xanh, nâng cao vị thế quốc gia trong thực hiện các cam kết quốc tế.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.
(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.