Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới

Những chiếc túi xách giả bị thu giữ
Những chiếc túi xách giả bị thu giữ
(PLO) - Không khó để nhìn thấy ở giữa một trung tâm mua sắm sang trọng ở châu Âu những món đồ giả được bán với giá rẻ chỉ bằng 1 phần nhỏ so với hàng thật. Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ. 
Hình ảnh một doanh nhân đeo đồng hồ Rolex sáng bóng một thời từng được xem như biểu tượng thành công, nay cũng không còn nhận được sự ngưỡng mộ vì bất cứ ai cũng có thể trở thành doanh nhân thành đạt với một chiếc Rolex loại “fake 1”.
“Nước cộng hòa hàng giả”
Tờ The Guardian của Anh miêu tả chợ Grand Bazaa, khu mua sắm sầm uất nhất ở thủ đô Istanbul, là thiên đường hàng giả. Tại đây, trong một chiến dịch triệt phá hàng giả của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, đã có hơn 14.000 chiếc túi xách “fake” các nhãn hiệu nổi tiếng bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong năm 2012, cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tổng cộng 4.764 chiến dịch truy quét hàng giả tại 67 thành phố của nước này, thu giữ số hàng giả trị giá nửa tỉ lira (hơn 235 triệu USD), và đưa 1.766 người ra trước vành móng ngựa. Nhưng, điều này vẫn không thể ngăn được sự bùng nổ của hoạt động kinh doanh các loại hàng giả ở Thổ Nhĩ Kỳ. “Thị trường” hàng giả ở nước này vẫn đang bùng nổ với tốc độ khủng khiếp. Năm 2011 ước tính “tổng sản phẩm hàng giả” giá trị 6 tỉ USD, tăng gấp đôi so năm 2010. Đến mức, nhiều tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ châm biếm gọi họ là một “nước cộng hòa hàng giả”.
Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại 2 loại chợ hàng giả. Loại thứ nhất là những món đồ rẻ tiền, thường được nhập về từ Trung Quốc. Loại hàng giả thứ 2 được bày bán tại nước này là những mặt hàng “chất lượng cao”, như những chiếc túi LV bằng da khó lòng phân biệt với hàng thật nhưng có giá rẻ hơn nhiều lần. Các loại mặt hàng khác nhau này cũng được bán ở những khu chợ khác nhau. Sự phân chia rõ rệt này cũng tương tự nhiều khu chợ hàng giả khác trên thế giới, từ Thái Lan, Trung Quốc cho tới Italia, Pháp, Australia.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Một báo cáo được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2005 cho thấy, hơn 200 tỉ USD giá trị giao dịch giữa các quốc gia là hàng giả và hàng vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, con số trên chưa nói rõ được sự lan tràn của hàng giả. Theo Cục tình báo chống hàng giả (CIB) thuộc tổ chức phi lợi nhuận Phòng Thương mại quốc tế (ICC), hàng giả chiếm từ 5 đến 7% tổng giá trị thương mại quốc tế. Trong đó, khoảng 600 tỉ USD giá trị trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới rơi vào tay những kẻ buôn bán hàng giả. Con số này được cho là chưa tính đến doanh số bán hàng trực tuyến và hàng giả bán trong cùng một quốc gia.
Túi xách có lẽ là món hàng giả phổ biến nhất thế giới. Chưa kể, phụ tùng giả (má phanh hoặc van an toàn giả mạo) lắp đặt trong các phương tiện giao thông đường bộ và thậm chí cả đường hàng không, đều gây nguy hiểm tiềm tàng và gây tổn thất cho ngành công nghiệp phụ trợ liên quan. Nguy hại hơn là từ quần áo, điện thoại, rượu, thức ăn cho đến thuốc đều có hàng giả. Một chiếc áo giả không giết chết người nhưng rượu hay thuốc giả có thể cướp đi sinh mạng người sử dụng.
Bên cạnh nhiều loại hàng hoá nhỏ, còn có phim ảnh và phần mềm bị làm giả. Ngoài ra, các mặt hàng lớn như ô tô hay xe máy cũng bị làm giả. Porsche và Ferrari đều cho biết xuất hiện sản phẩm bị làm giả của hai hãng này ở Trung Quốc. Ngoài ra, các linh kiện máy tính giả từng được phát hiện ngay cả trong những máy móc của NASA và quân đội Mỹ. Ước tính số lượng sản phẩm điện tử bị giả mạo đã tăng gấp đôi trong ba năm từ 2005 - 2008.
Cuộc chiến toàn cầu
Cuộc chiến chống hàng giả cũng gây hao người tốn của như một cuộc chiến tranh thực sự. Phòng thương mại Mỹ ước tính cứ bỏ ra 1 đồng chống hàng giả, thì mất đi 5 đồng trong tiền thuế của dân. Có hàng ngàn nguyên nhân “tạo tiền đề” cho hàng giả ngày càng phát triển, lấn át cả hàng thật. Có thể kể ra một loạt các ví dụ như: do quá trình chuyển giao sản xuất ở các nước công nghiệp lớn ra nước ngoài gây chảy máu sản phẩm, do sự tăng trưởng thương mại điện tử trên internet, và thực tế là người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế phải chịu cảnh “thắt lưng buộc bụng” nên tìm đến các mặt hàng có giá thành thấp hơn. Việc chống hàng giả đã không chỉ còn là vấn đề việc làm hay tổn thất kinh tế của mỗi quốc gia đơn lẻ, mà đã thành vấn nạn đau đầu của cả thế giới.
Các nhà sản xuất hàng chính hãng từ lâu đã nhận ra điều này nhưng không dễ dàng khi tuyên chiến với nạn hàng giả, vì quá trình từ người bán hàng giả đến tay người tiêu dùng chỉ là mắt xích cuối cùng trong một chuỗi khổng lồ hàng trăm mắt xích.
Tháng 3/2013, nhà sản xuất các nhãn hàng cao cấp của Thụy Sĩ Richemont (công ty mẹ của nhãn hiệu đồng hồ Cartier và Alfred Dunhill) thắng kiện công ty Công nghệ Nanyang, Trung Quốc 100 triệu USD vì công khai bán các phiên bản đồng hồ “fake” trên trang web. Tháng 5/2013, thương hiệu Versace của Italia giành được chiến thắng sau ròng rã hơn 4 năm rưỡi kiện tụng vì bị làm nhái sản phẩm. Bên bị cáo là chuỗi cửa hàng Griffith Suisse bị tòa án Bắc California, Mỹ phạt tiền vì bán hàng giả Versace.
Về phía nhà chức trách, đầu năm 2013, các cơ quan hải quan EU đã chặn hơn 115 triệu món hàng nghi ngờ đã bị làm giả, với giá trị ước tính khoảng 1,3 tỷ euro. Những hàng hóa bị thu giữ bao gồm đồng hồ, quần áo, túi xách, giày dép và đĩa CD, DVD… Sau điều tra, người ta phát hiện ra chỉ có 3,5% số hàng hóa là chính hãng và phần còn lại phải đem đi tiêu hủy trong đó khoảng 87% có xuất xứ Trung Quốc.
Tháng 10/2013, Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng công bố mở cuộc điều tra đường dây sản xuất quần áo giả và tài trợ bất chính cho các nhóm tội phạm ở miền Nam Lebanon. Mặc dù vậy nhưng những nỗ lực này bị nhiều người cho rằng chỉ như “muối bỏ biển” trong cuộc chiến chống hàng giả trên thế giới.
Hàng giả được bày bán la liệt tại các khu chợ ở Thổ Nhĩ Kỳ
 Hàng giả được bày bán la liệt tại các khu chợ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Giáo sư kinh tế học Asaf Savas Akat của Đại học Istanbul cho biết, ăn theo các sản phẩm bị làm giả là cả một “ngành công nghiệp tỷ đô” khác vì tem, mác, nhãn hiệu cũng phải làm giả để đồng bộ với các mặt hàng giả, nhái. Chưa kể, quá trình xuất – nhập khẩu hàng giả giữa các nước chủ yếu theo đường tiểu ngạch, khó có thể kiểm soát. Dù bị giới chức các nước không ngừng truy quét, nhưng dường như hoạt động giả hàng vẫn trở thành một căn bệnh di căn toàn cầu.
Nỗ lực pháp lý
Nằm trong nỗ lực chống hàng giả, cộng đồng quốc tế đã ký với nhau một quy định pháp lý chung. Ngày 1/10/2011, 8 nước bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia, Canada, Maroc, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định thương mại chống hàng giả (ACTA) nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung trong việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 2012, Mexico và Liên hiệp châu Âu, bao gồm 22 quốc gia thành viên cũng ký kết tham gia Hiệp định ACTA. ACTA là một trong những công ước quốc tế đầu tiên thiết lập khuôn khổ pháp lý nhằm mục đích chống làm giả hàng hoá, thuốc và vi phạm bản quyền trên Internet. ACTA sẽ có hiệu lực tại các quốc gia tham gia đạo luật này sau khi có đủ 6 nước phê chuẩn.
Ngoài ACTA, giới chức Mỹ cũng đang xúc tiến một số đạo luật chống hàng giả như Đạo luật Ngừng vi phạm bản quyền trực tuyến (SOPA) và Đạo luật Ngăn chặn các nguy cơ trực tuyến chống lại Luật Sở hữu trí tuệ và sáng chế kinh tế (PIPA). Các dự luật này vấp phải không ít sự phản đối từ phía những nhóm lợi ích khác nhau trong Quốc hội Mỹ, cũng như chỉ trích về việc kiểm soát internet nên vẫn đang nằm trong vòng xem xét. Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, các đạo luật trên có thể mở rộng quyền hạn của Bộ Tư pháp nước này, theo đó cho phép khởi tố bất kỳ trang web nào làm trung gian mua bán hoặc trực tiếp bán các sản phẩm vi phạm bản quyền.
Chuyên mục bảo vệ NTD của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng...

Mọi kiến nghị của độc giả xin gọi vào số điện thoại ĐDN: 0944 988 788 hoặc gửi qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Cà Mau tìm giải pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

(PLVN) - Cà Mau vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Đọc thêm

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi liên quan đến việc kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho kiểu loại xe CR-V e:HEV RS năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và phân phối. Động thái này nhằm kiểm tra khả năng rò rỉ xăng, mùi xăng của bơm nhiên liệu cao áp khi động cơ hoạt động.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Năm 'được mùa' với người nuôi cá tra

Năm 2024, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị. (Ảnh: Ngọc Trinh)
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản
(PLVN) - Ngày 15/11, tại UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong thời gian tới.

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.