Hình ảnh dòi được gắp ra từ tai bệnh nhân. Hình ảnh do BVCC
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - BVĐK tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu, phẫu thuật nội soi, gắp lấy hàng chục con dòi sống trong ống tai một người phụ nữ 45 tuổi có tiền sử bệnh lý tâm thần.
Ngày 26/12, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị T. (45 tuổi, trú TP Tam Kỳ) có triệu chứng đau dữ dội tai trái.
Chị T., được kiểm tra tai và làm các xét nghiệm tiền phẫu và được đưa vào Khoa Gây mê – phẫu thuật, được phẫu thuật nội soi. Bác sĩ đã gắp ra hàng chục con dòi sống trong ống tai bệnh nhân.
Theo các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, đây là trường hợp rất hiếm gặp, xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tâm thần, không khai thác được tiền sử có côn trùng chui vào tai. Các bác sĩ nhận định, khả năng dòi từ ấu trùng sinh ra trong tai.
Các bác sĩ cho biết, trường hợp này dòi phát triển rất nhanh, nếu người bệnh càng để lâu càng nguy hiểm. Khi dòi lớn có thể tấn công, đục thủng màng nhĩ và các cơ quan xung quanh, gây biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, thủng nhĩ và có thể dẫn đến tử vong. Rất may, bệnh nhân này được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Các bác sĩ đồng thời khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi bị côn trùng bay vào tai. Nếu thấy đau, có dịch lạ như máu, mủ từ tai chảy ra, bệnh nhân nên tới bệnh viện khám để được xử lý kịp thời.
(PLVN) - Đối với các thành phố lớn như Hà Nội, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng nhưng vô cùng phức tạp do dân số đông và thị trường đa tầng, đặc biệt trong dịp Tết, lễ hội đầu năm khi nhu cầu của người dân gia tăng đột biến.
(PLVN) - Chỉ trong ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Da Liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da, bệnh lây truyền qua đường tình dục và thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ nội khoa…
(PLVN) - Hành động của Trung úy Đặng Hữu Tuấn là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đối với cộng đồng xã hội, vì Nhân dân phục vụ...
(PLVN) - Một cháu bé 3 tuổi ở Quảng Ngãi nghi hóc hạt bí, người nhà cho rằng do Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tắc trách mới khiến cháu tử vong. Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn Bệnh viện đã họp và đánh giá việc cứu chữa cho cháu đã làm đúng quy trình.
(PLVN) - Tết là thời điểm trẻ em dễ mắc nhiều bệnh do thói quen ăn uống và sinh hoạt thường bị xáo trộn và đặc tính hoạt động mạnh của một số loại virus.
(PLVN) - Theo nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Sức khỏe, Đại học McMaster (Canada), thường xuyên uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bánh chưng ngày Tết để lâu hay bị mốc. Gia đình tôi thường cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại bởi nếu bỏ cả bánh thì rất lãng phí, nhưng như vậy có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm không?
(PLVN) - Dịp Tết nếp sinh hoạt của mọi người thay đổi nhiều, giờ ăn, cơ cấu và chủng loại món ăn cũng thay đổi. Chúng ta cần làm gì để các hoạt động ngày Tết diễn ra vui vẻ mà vẫn kiểm soát được lượng glucose máu ổn định?
Quả phật thủ mang ý nghĩa tâm linh, là biểu tượng may mắn nên được nhiều gia đình sử dụng trong mâm ngũ quả ngày Tết. Tuy nhiên, phật thủ cũng là vị thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta, thực phẩm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Sau đây
(PLVN) - Vào những ngày Tết, trẻ nhỏ được nghỉ học dài, nhiều trẻ về quê đón Tết hoặc đi du lịch cùng gia đình, tham gia liên lục hoạt động liên hoan, ăn uống, vui chơi với môi trường mới lạ, trong khi người lớn bận bịu ít giám sát. Vì vậy, trẻ nhỏ dễ đối diện nguy cơ bỏng, pháo nổ, hóc dị vật, ngộ độc thực /hóa chất, té ngã, điện giật, tai nạn giao thông, đuối nước…