Hàn Quốc xem xét lại lệnh cấm phá thai

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trước kiến nghị của người dân, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông báo sẽ xem xét về lệnh cấm phá thai hiện hành.

Tháng 8 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ phản hồi công khai bất cứ kiến nghị nào của người dân được đăng tải trên trang web của Nhà Xanh và nhận được hơn 200.000 chữ ký. Đến ngày 30/9, một kiến nghị kêu gọi hợp pháp hóa phá thai và thuốc tránh thai với lý do để đảm bảo quyền về thân thể của người phụ nữ đã được đăng tải và đến cuối tháng 10 đã nhận được 235.372 chữ ký. Do đó, trong một đoạn video được đăng tải vào cuối tháng 11, Thư ký phụ trách các vấn đề dân sự của Nhà Xanh Cho Kuk đã đưa ra phản ứng chính thức của Chính phủ. 

Theo đó, ông Cho cho hay, Chính phủ Hàn Quốc trong năm tới sẽ tiến hành một cuộc nghiên cứu tìm hiểu thực tế để xác định tình trạng phá thai ở Hàn Quốc, thu thập dữ liệu về ý kiến của người dân về vấn đề này cũng như tìm hiểu về các lý do đằng sau việc cấm phá thai. Cuộc điều tra như vậy được Bộ Y tế và phúc lợi Hàn Quốc tiến hành gần đây nhất vào năm 2010. Trên tờ The Diplomat, nhà nghiên cứu Clint Work cho biết, một trong những lý do chính đằng sau nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc là sự khác biệt rõ ràng và nổi tiếng giữa văn bản luật và thực tiễn tình trạng phá thai tại Hàn Quốc cũng như cuộc tranh luận gay gắt của người dân nước này về sự cần thiết phải hợp pháp hóa việc phá thai.

Dựa trên luật chống phá thai năm 1953, phá thai được xác định là một tội danh theo Điều 269, khoản I của Bộ luật hình sự Hàn Quốc. Nhiều năm sau đó, Điều 14 của Luật bà mẹ và trẻ em đã đưa ra 1 số ngoại lệ nhất định, theo đó quy định việc phá thai chỉ được phép trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân, rối loạn di truyền hoặc có nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc phá thai vẫn bị cấm sau tuần 24 của thai kỳ. Thêm vào đó, luật cũng yêu cầu người phụ nữ phải nhận được sự đồng ý của chồng hoặc người phối ngẫu – một quy định không chỉ hạn chế quyền tự chủ của cá nhân mà còn khiến việc phá thai hợp pháp của người phụ nữ trở nên khó khăn hơn.

Theo luật, người phụ nữ phá thai bất hợp pháp bằng thuốc hoặc một số phương pháp khác sẽ phải đối mặt với án tù 1 năm hoặc bị phạt tiền 1.837 USD. Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hỗ trợ người phụ  nữ phá thai cũng có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền. Song, trên thực tế, phần lớn phụ nữ tại Hàn Quốc vẫn phá thai và đa phần là phá thai bất hợp pháp. Nghiên cứu được Chính phủ Hàn Quốc thực hiện năm 2010 ước tính hơn 169.000 ca phá thai được thực hiện mỗi năm nhưng chỉ có 18.000 trường hợp (tương đương 6%) là hợp pháp và chỉ có chưa đến 10 người bị truy tố mỗi năm. Số người bị phạt còn thấp hơn nhiều. Các nghiên cứu khác còn đưa ra con số phá thai lớn hơn nhiều. Ví dụ, Đại học sản phụ khoa Hàn Quốc cho rằng mỗi ngày có đến 3.000 ca phá thai diễn ra, tương đương khoảng 1 triệu ca/năm.

Trước thực trạng này, Thư ký phụ trách các vấn đề dân sự của Nhà Xanh Cho Kuk cũng thừa nhận, luật đang khiến việc phá thai ở Hàn Quốc không chỉ trở nên đắt đỏ hơn mà còn nguy hiểm hơn. Quy định này cũng khiến luật pháp Hàn Quốc đi ngược lại với đa số các nước trong nhóm OECD. Thêm vào đó, luật còn không tính đến gánh nặng kinh tế - xã hội của việc có thêm con khi các nghiên cứu cho thấy có đến hơn 1 nửa phụ nữ Hàn Quốc phá thai vì lý do này. Trong đoạn video dài 10 phút, ông Cho cho biết vấn đề này sẽ được Chính phủ Hàn Quốc xem xét một cách thấu đáo. Song, bất kỳ đề xuất thay đổi nào dự kiến sẽ đều vấp phải phản ứng gay gắt từ các nhóm ủng hộ cấm phá thai tại Hàn Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.