Hàn Quốc thêm 600 trường hợp vi rút mới, tổng số hiện tại là 4,812

Hàn Quốc thêm 600 trường hợp vi rút mới, tổng số hiện tại là 4,812
(PLVN) -  Hàn Quốc đã báo cáo có thêm 600 trường hợp nhiễm coronavirus mới vào thứ ba, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên 4.812. Diễn biến bệnh tiếp tục lan rộng ở phía đông nam thành phố Daegu.

Hãng Yonhap đưa tin: Trong số các trường hợp mới, 519 người ở Daegu, cách Seoul 300 km về phía đông nam và 61 người ở tỉnh lân cận Bắc Gyeongsang, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).

Con số mới nhất được tính vào nửa đêm thứ Hai (2/3)

Cho đến nay, 28 người tử vong chủ yếu là những người mắc bệnh tiềm ẩn

Còn theo TTXVN, Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho biết có 2.418 bệnh nhân nước này liên quan tới nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) ở thành phố Daegu, chiếm khoảng 57,4% tổng số ca nhiễm khi đó là 4.212 người.

Ngoài ra, có 119 bệnh nhân liên quan đến bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, chiếm 2,8% và 33 bệnh nhân nhiễm virus từ nước ngoài, chiếm 0,8%. Xét theo độ tuổi, có 29% bệnh nhân ngoài 20 tuổi, 20% ngoài 50 tuổi và 15% ngoài 40 tuổi. Hiện có 19 bệnh nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch phải thở máy, 15 người tình trạng khá nặng, phải dùng mặt nạ oxy

Chính phủ Hàn Quốc quyết định tiếp tục lùi thời gian khai giảng năm học mới (2020-2021) đến ngày 23/3 tới đối với tất cả các bậc học trên toàn quốc để huy động “sức mạnh toàn diện” đối phó với sự lây lan chóng mặt của dịch COVID-19, trong đó có việc triển khai áp dụng biện pháp xét nghiệm nhanh.

Bên cạnh hai “ổ dịch” Daegu và Bắc Gyeongsang, các trường hợp nhiễm COVID-19 lây lan trong cộng đồng không rõ nguồn gốc đang dần gia tăng. Các trường hợp được xác nhận của Seoul đã tăng lên 91, với hàng chục trường hợp được cho là có liên quan đến Bệnh viện của Nhà thờ Eunpyeong St. Mary ở quận Eunpyeong.

Các trường hợp nhiễm virus ở Busan đã tăng từ 5 đến 88 người, với 32 bệnh nhân có liên quan đến một nhà thờ Thiên chúa giáo Oncheon ở quận Dongnae, thành phố Busan. Được biết, 32 bệnh nhân này đã tham gia khóa tu kéo dài 3 ngày (kết thúc vào ngày 17/2 vừa qua) song hiện vẫn chưa rõ họ đã bị nhiễm virus như thế nào.

Tại các thành phố ở khu vực miền Trung Hàn Quốc là Cheonan và Asan, 63,1% trong tổng số 76 bệnh nhân có liên quan đến một trung tâm giải trí Zumba ở Cheonan. Ngoài ra, một sinh viên đại học người Thẩm Dương (Trung Quốc) 25 tuổi đã được phát hiện dương tính với COVID-19 ở Gangneung vào ngày 1/3 vừa qua. Bệnh nhân này nhập cảnh Hàn Quốc ngày 28/2 và không có triệu chứng liên quan đến virus trên.

Những bệnh nhân tử vong ngày 2/3 vừa qua đều ở độ tuổi từ 60 đến 80 hoặc những người mắc bệnh từ trước. Ngoài ra có 4 trường hợp bị tử vong trong quá trình điều trị tại các bệnh viện ở Daegu hoặc xung quanh tỉnh Bắc Gyeongsang. Công tác điều tra sâu hơn đang được tiến hành đối với hai bệnh nhân (đều ở tuổi 87) vừa tử vong trong ngày 2/3. Dữ liệu của KCDC cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ 80 tuổi trở lên là 3,7%, so với tỷ lệ tử vong trung bình là 0,5%.

Trưởng ban chỉ đạo KCDC Jeong Eun-kyeong cho biết: "Những người có nguy cơ cao nhất là những người trên 65 tuổi mắc các bệnh từ trước và tỷ lệ tử vong đối với họ là cực kỳ cao". KCDC cho biết các bệnh tiềm ẩn trong 22 trường hợp tử vong bao gồm ung thư, suy thận và tiểu đường và hầu hết những người đã chết đều mắc ít nhất một căn bệnh từ trước, đôi khi là hai.

Theo báo cáo của cơ quan này, cái chết thứ ba liên quan đến COVID-19 của một người đàn ông tuổi 40 ở Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang - là người duy nhất không có tiền sử về vấn đề về sức khỏe. KCDC cũng cho biết thêm rằng hơn 80% trường hợp bệnh nhân dương tính với COVID-19 ở mức độ không nghiêm trọng và có thể sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Để giảm thiểu tử vong do virus, KCDC đã sửa đổi các hướng dẫn để những bệnh nhân nặng được điều trị nhanh chóng trong các phòng được gọi là phòng áp suất âm tại các bệnh viện bắt đầu từ ngày 2/3 vừa qua. Cho đến nay, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình cũng đã được phép điều trị tại các cơ sở như vậy vốn được thiết kế để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây lan trong bệnh viện. Ngoài ra, những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình sẽ được đưa vào các cơ sở cách ly do nhà nước chỉ định.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.