Hàn Quốc chấn động vì hai mẹ con nghi chết đói ở Seoul

Những người Triều Tiên đào tẩu tham gia lớp học để thích nghi với xã hội Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Những người Triều Tiên đào tẩu tham gia lớp học để thích nghi với xã hội Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Khi thi thể hai mẹ con được phát hiện hôm 31/7, căn hộ của họ ở tây nam Seoul không còn chút thực phẩm nào ngoài vài gói ớt bột.

Ban quản lý kiểm tra căn hộ của Han, 42 tuổi, và con trai 6 tuổi khi được thông báo về mùi lạ và phát hiện họ đã chết từ lâu. Đội pháp y chưa công bố kết quả khám nghiệm tử thi, song cảnh sát Seoul không phát hiện dấu hiệu đầu độc hoặc tự sát. Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết hai mẹ con người Triều Tiên đào tẩu nhiều khả năng đã chết đói.

Han đào tẩu tới Hàn Quốc cách đây 10 năm, sống trong căn hộ thuê ở Seoul và ly dị người chồng mang hai quốc tịch Trung Quốc - Hàn Quốc hồi đầu năm nay. Ngoài khoản trợ cấp nuôi con khoảng 82 USD mỗi tháng, Han không nộp đơn xin các khoản trợ cấp khác mà cô được hưởng.

Cảnh sát nói Han rút số tiền cuối cùng 3.858 won (3 USD) trong tài khoản ngân hàng hồi tháng 5. Nước của căn hộ bị cắt do hóa đơn chưa được thanh toán. Tủ lạnh trong nhà gần như trống rỗng, chỉ sót lại vài túi ớt bột.

Cái chết của hai mẹ con khiến người Hàn Quốc bị sốc và tự hỏi tại sao một quốc gia giàu có bậc nhất châu Á có thể đối xử như thế với người đồng bào miền bắc.

"Chúng ta đã ở đâu", hãng thông tấn Yonhap hôm 14/8 đặt câu hỏi với toàn thể người dân Hàn Quốc. "Phải chăng chúng ta không có cơ hội nào để cứu họ?", tờ Reader's News có trụ sở ở Seoul, viết.

"Việc một người Triều Tiên đào tẩu chịu đói khổ và có thể đã chết vì lý do này ở Seoul khiến mắt tôi nhòa lệ", Moon Seong-ho, người phát ngôn đảng đối lập Hàn Quốc Tự do (LKP), nói.

Trước phản ứng dữ dội của dư luận sau cái chết của hai mẹ con Han, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cam kết giải quyết những "điểm mù" có thể khiến người Triều Tiên đào tẩu không nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

"Chính phủ cần thông báo tích cực hơn cho họ về hệ thống an ninh xã hội mà họ có thể sử dụng để kiếm sống. Ngoài ra cần theo dõi sát sao hơn tình hình tài chính của những người Triều Tiên đào tẩu đang sống tại Hàn Quốc", Lim Jae-Cheon, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc, nói.

Mặc dù được cấp quốc tịch và nhận được giúp đỡ về nhà ở cùng nhu yếu phẩm cơ bản, những người Triều Tiên đào tẩu phải chật vật kiếm sống tại Hàn Quốc, nơi bằng đại học được coi là điều kiện bắt buộc ngay cả với lao động phổ thông.

Theo Quỹ Hana thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc, khoảng 32.000 người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2018 có mức thu nhập trung bình 1.590 USD mỗi tháng, bằng 2/3 so với mức lương trung bình 2.120 USD của người Hàn Quốc.

Tuy nhiên, những người Triều Tiên thường bị cô lập hoặc bị coi là gián điệp, một nửa số này báo cáo về tình trạng bị phân biệt đối xử. Báo cáo năm 2015 của Bộ Thống nhất cho biết tỷ lệ tự tử trong những người Triều Tiên đào tẩu cao gấp 3 lần mặt bằng chung tại Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.