Hạn hán đang càn quét Tây Nguyên

(PLO) Hiện tượng El Nino khiến tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang diễn biến nghiêm trọng. Trong khi người dân ở thành thị phải chịu cảnh cắt nước luân phiên thì nhiều nơi ở nông thôn, người dân phải đi lấy nước ở sông, suối cách nhà từ 3-4 km để phục vụ cho sinh hoạt.

“Khát” từ thành thị đến nông thôn

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, tập trung ở các huyện Krông Ana, Ea H’leo, Krông Búk và Buôn Đôn.

Nguyên nhân do mực nước ngầm phổ biến thấp hơn cùng kỳ năm 2015 khoảng 3-6m, một số vùng khoan giếng để khai thác nước ngầm tầng sâu đã làm cho lượng nước ngầm ở tầng nông giảm mạnh hoặc không còn nước.

Hơn 2 tuần qua, tại TP Buôn Ma Thuột, người dân ở nhiều khu vực đã bắt đầu phải đối mặt với tình trạng bị cúp nước luân phiên. Để có nước sử dụng thường xuyên, người dân phải mua sắm thêm các vật dụng dự trữ nước trong nhà.

Bé gái này phải đi lấy nước từ sáng sớm
Bé gái này phải đi lấy nước từ sáng sớm

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thiện - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk cho biết: Hiện nay, công suất nhà máy đang sản xuất được 40.000m3/ngày đêm (so với công suất thiết kế 57.000m3/ngày đêm).

Dự kiến trong thời gian tới, nguồn nước sẽ giảm còn khoảng 30.000-35.000m3/ngày đêm. Như vậy, công ty sẽ chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu sử dụng nước của người dân so với bình thường.

Trong khi cụm 26 giếng khoan khai thác nguồn nước ngầm mực nước đang sụt giảm nhanh chóng (công suất khai thác tối đa chỉ đạt khoảng 70%) thì 3 mạch lộ thiên lượng nước cũng đã giảm đến 50% và vẫn đang tiếp tục giảm. 

Để đảm bảo cung cấp nước và điều tiết cho tất cả khách hàng đều có nước sinh hoạt, Công ty buộc phải cúp nước luân phiên ở một số khu vực phường Tân Lợi, Thắng Lợi, Tân An, Đạt Lý (đây là những khu vực có địa hình cao hơn).

Trên địa bàn huyện Cư Mgar hiện cũng đã có gần 500 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, trong đó nhiều nhất là tại hai xã Quảng Hiệp và xã Ea Kuếh. Các trường mầm non, trường mẫu giáo trên địa bàn các xã EaM’droh, Ea Kuêh, Quảng Hiệp và xã CưM’gar thậm chí còn thiếu nước sinh hoạt cho các cháu. Hiện nay, bà con đang san sẻ nguồn nước giếng khoan tại địa phương để sinh hoạt.

Huyện Krông Búk cũng đang phải đối mặt với tình hình hạn hán khốc liệt khi nhiều hồ đập, giếng đào, giếng khoan đã cạn trơ đáy. Tại xã Ea Sin, địa phương bị hạn nặng nhất, nhiều hộ dân phải chạy đôn, chạy đáo tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt. Thống kê của UBND xã Ea Sin cho thấy đã có khoảng 500 hộ dân phải “chạy nước ăn” từng bữa.

Bà Lê Thị Phương (SN 1964, ngụ xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) cho biết: “Từ đầu mùa khô đến nay, tôi phải đi chở nước từ dưới hồ chứa cách đó khoảng 3-4km về sử dụng. Vì nhà tôi nằm trên đồi cao nên nguồn nước ngầm tụt xuống rất nhanh, hai chiếc giếng khoan trước không sử dụng được nên đã phải khoan chiếc giếng thứ ba. Nhiều hộ gia đình phải đi lấy nước từ hồ về dùng, nhưng chỉ dùng để tắm rửa, còn ăn uống thì phải mua nước đóng bình về dùng”.

Nguy cơ 25.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt!

Do “cơn lốc” El Nino đang tiếp tục hoành hành, dự báo mùa khô năm 2016 sẽ kéo dài hơn 2 tháng so với những năm trước. Nguồn nước hiện có rất hạn chế (nước sông suối, nước ngầm và nước trong các hồ chứa) và đang giảm nhanh trong quá trình khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Dự kiến đến cuối tháng 3/2016, tình hình khô hạn sẽ xảy ra trên diện rộng với mức độ gay gắt và công tác chống hạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn do không có nguồn nước.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, số hộ dân thiếu nước sinh hoạt có thể lên con số kỷ lục: Khoảng 25.000 hộ!

Chiếc giếng mới đào của gia đình bà Lê Thị Phương
Chiếc giếng mới đào của gia đình bà Lê Thị Phương 


Để đối phó với tình hình trên, ngay từ đầu mùa khô, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương rà soát trữ lượng nước trên địa bàn, từ đó có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm, nạo vét kênh mương, đắp các đập tạm để giữ nước.

Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây về công tác chống hạn trên địa bàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã yêu cầu địa phương phải quyết liệt trong công tác chống hạn để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Trong đó, đặc biệt phải ưu tiên nguồn nước cho bệnh viện, trường học và sinh hoạt của người dân.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đăk Lăk Y Dhăm Ênuôl yêu cầu các địa phương xây dựng phương án chống hạn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền về hiện tượng El Nino và hạn hán để nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là việc sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất.

Phải thực hiện cấp nước theo thứ tự, ưu tiên nước cho sinh hoạt, sau đó mới đến chăn nuôi và sản xuất. Tiến hành rà soát lại việc cấp phát gạo cứu đói cho người dân, kiên quyết không để hộ dân nào bị thiếu đói do hạn hán.

Thực hiện chỉ đạo trên, một số huyện như Ea H’leo, Buôn Đôn, Cư M’gar đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí cho người dân nạo vét giếng đào, khoan thêm giếng mới để cung cấp nước tập trung, bảo đảm cho người dân có nước sinh hoạt. Còn đối với địa bàn các thôn, buôn vùng sâu bị hạn nặng, các địa phương chủ động cấp nước bổ sung bằng xe bồn đến các điểm sinh hoạt tập trung để hỗ trợ bà con.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.