Hạm đội Nga sắp có thêm tàu ngầm tối tân

Tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky của Nga.
Tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky của Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà máy đóng tàu Admiralty thuộc Tập đoàn United Shipbuilding Corporation của Nga đã khởi động các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với tàu ngầm Magadan – tàu ngầm diesel-điện thứ ba được đóng theo Dự án 636.3 cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Hãng tin TASS dẫn tuyên bố từ văn phòng báo chí của Nhà máy đóng tàu Admiralty cho hay, tàu ngầm thứ ba trong loạt tàu được đóng cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bắt đầu các thử nghiệm cấp nhà nước từ ngày 16/8.

Trong tuần này, các chuyên gia của Nhà máy đóng tàu sẽ kiểm tra hoạt động của của tất cả các hệ thống, cơ chế và thiết bị trên tàu, bao gồm cả hệ thống định vị dưới nước bằng siêu âm và tổ hợp định vị.

Tàu ngầm cũng sẽ tiến hành lặn sâu để đánh giá khả năng kiểm soát của tàu ở các độ sâu hoạt động khác nhau.

Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm cấp nhà nước, tàu ngầm Magadan sẽ quay trở lại Xưởng đóng tàu để kiểm tra và hoàn thiện.

Nhà máy đóng tàu Admiralty hiện đang đóng một loạt 6 tàu ngầm diesel-điện Đề án 636.3 cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Tàu ngầm dẫn đầu của Dự án 636.3 là tàu Petropavlovsk-Kamchatsky đã được chuyển giao cho Hải quân Nga vào tháng 12/2019.

Tàu ngầm thứ hai Volkhov được thả nổi vào tháng 12/2019 và hiện đang trong quá trình thử nghiệm trên biển của đơn vị đóng tàu.

Chiếc tàu ngầm thứ ba của loạt này là tàu Magadan được hạ thủy vào ngày 1/11/2019 và dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga vào tháng 11/2021.

Các tàu ngầm được đóng theo Dự án 636.3 dài 74m, có kết cấu thân tàu mạnh mẽ, có lượng giãn nước 3,95 nghìn tấn, độ sâu hoạt động của tàu lên tới 240m, có thể lặn xuống độ sâu tối đa 300m.

Tàu ngầm của dự án này có phạm vi hoạt động lên đến gần 12.100km, với tốc độ lên tới 20 hải lý/giờ.

Được đánh giá là tàu ngầm ít tiếng ồn nhất thế giới, các tàu này có thể hoạt động trên biển trong 45 ngày với thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Cũng chính vì đặc tính ít tiếng ồn này mà những tàu được đóng theo dự án trên còn được đặt cho biệt danh là “Hố Đen”.

Các tàu này được trang bị hệ thống dẫn đường tối tân, hệ thống quản lý thông tin tự động hiện đại, tên lửa có độ chính xác cao và ngư lôi mạnh mẽ.

Điểm đáng chú ý ở các tàu này là chúng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Theo giới chức Nga, đây là tên lửa có khả năng triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.600 km và có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng không cũng như lá chắn tên lửa nào.

Bởi, trong chuyến bay, tên lửa này của Nga liên tục thay đổi chiều cao và phương hướng, khiến đối phương khó lòng phát hiện. Kalibr được đánh giá là có những tính năng vượt trội tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.