Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ba lần cứu thai phụ trong cơn nguy khốn

Hải Thượng Lãn Ông đã cứu sống rất nhiều thai phụ (Hình minh hoạ)
Hải Thượng Lãn Ông đã cứu sống rất nhiều thai phụ (Hình minh hoạ)
(PLO) - Nhờ y thuật hơn người, biết điều thuốc theo từng bệnh trạng, không bao giờ câu nệ ở sách vở, Hải Thượng Lãn Ông đã nhiều lần khiến bệnh hiểm phải tiêu tan, đưa bệnh nhân từ cõi chết trở về. Nhiều lần ông đã cứu nguy cho các thai phụ, khiến mẹ con họ đều được an lành, cứu một mà được cả hai.

Những câu chuyện dưới đây vẫn được kể lại theo ghi chép trong “Y dương án”, tiếp tục là các minh chứng sống động về tài năng của một con người luôn hết lòng vì bệnh nhân… 

Cứu thai phụ trúng thực đang nguy cấp

Vợ một viên tướng quân ở Vĩnh Dinh, trấn Nghệ An đang có thai ở tháng thứ 8. Một hôm, người này ăn cua bể rồi bị trúng thực, bụng đau dữ dội, chân tay giá lạnh, trong bụng nóng như lửa đốt, muốn nôn nhưng không nôn được, thai trồi lên gần ngực, bụng thóp lại và cồn cào như đang đói lắm, thắt lưng đau như dao cắt dùi đâm, đứng ngồi đều phải có người nâng đỡ. Viên tướng quân sợ quá, vội chạy gấp đến mời Lãn Ông, lúc ấy cũng đang làm việc ở Vĩnh Dinh.

Lãn Ông đến thì thấy người bệnh đã rụt lưỡi, thâm môi, nói năng lảm nhảm, khi bắt 6 bộ mạch thì chỉ hai bộ mạch còn khá bình thường. Lãn Ông biết rằng bệnh nhân đang trong tình trạng nguy cấp, nếu dùng những phương thuốc thông thường để tiêu trừ các chứng như đau bụng, buồn nôn thì không có hiệu quả.

Vả lại, cua bể vẫn tích trong dạ dày, bào thai đang trồi lên gần ngực nên càng không thể dùng thuốc an thai hoặc bồi bổ cơ thể được. Cách tốt nhất là phải quyền biến, trước tiên dùng thuốc công hạ để tiêu trừ thức ăn còn tích trong dạ dày thì mới xong.

Hải Thượng Lãn Ông luôn miệt mài nghiên cứu thảo dược (Hình minh hoạ)
Hải Thượng Lãn Ông luôn miệt mài nghiên cứu thảo dược (Hình minh hoạ)

Người chồng thấy vợ đang nguy kịch, rơm rớm nước mắt xin Lãn Ông cho thuốc bỏ thai để cứu vợ. Nhưng Lãn Ông quả quyết không nghe vì như thế sẽ hại cả con lẫn mẹ. Xong rồi ông bốc thang thuốc “Điều vị thừa khí”, đun sôi vài lần, đồng thời, dùng Đại hoàng tẩm rượu đem nướng chín rồi mài hoà vào thuốc vừa đun và cho bệnh nhân uống. Thai phụ vừa uống xong đã thấy bụng sôi réo, Lãn Ông giục người nhà cho uống thêm chén thuốc nữa.

Một lúc sau, bụng thai phụ sôi ục một tiếng, rồi đại tiện ra toàn nước vàng cùng với thức ăn tích lại từ trước. Lãn Ông bảo người nhà thăm lại thai thì thấy nó đã trở về chỗ cũ. Người bệnh lúc ấy mới kêu to rằng: “Bây giờ tôi mới biết là sống, đau khỏi rồi và bụng đã dễ chịu”. Kế đó, Lãn Ông bốc thang thuốc “Phụ tử Lí trung” rồi sắc cho uống nước đầu, tiếp dùng những vị thuốc là Sâm truật, Phục linh, Sa nhân, Chích thảo đem sắc lên cho uống. Vài ngày sau, các chứng bệnh tan biến, thai phụ khỏi hẳn. 

Lãn Ông cho biết, chứng bệnh của thai phụ trong ngàn người mới có một nên phải có cách chữa quyền biến. Ông giải thích cách chữa của mình như sau: “Bệnh án này của tôi là bất đắc dĩ phải tòng quyền, lấy ngọn làm gốc, lấy công làm bổ, mục đích là đuổi tà để giúp chính, cũng gọi là cẩn thận khi suy nghĩ, quả quyết khi hành động, tâm bé mà đảm to. Lúc đầu cho là vì thực tích mà gây ra bụng đầy, thai vượt lên thì lại cho thực tích là gốc bệnh.

Thai vốn là ngọn, phải tiêu tích để giữ thai, đó cũng là mượn phép công làm bổ. Kế đó cho uống bài “Lí trung”, một mặt để trừ chất hàn độc của cua bể, một mặt để làm ấm Trung châu (tức làm ấm cơ thể) sau khi đã vong dương và lại giải được tính tẩy rửa của Đại hoàng. Cuối cùng dùng thuốc để ôn dưỡng tì vị, điều dưỡng thai mà được công hiệu…”.

Cứu người bị cảm mạo động thai

Vợ một người đánh cá có thai được 7 tháng, một hôm bị cảm mạo nóng lạnh như bệnh sốt rét, nhức đầu đau mình đã gần 20 ngày. Vì người nóng sốt quá nên bị động thai, đau bụng, người buồn bực và rất khát nước, khi nằm hay ngồi đều khó cử động. 

Gia đình người này đã hai lần mời thầy thuốc nhưng chữa không khỏi. Thầy thuốc thứ nhất bảo là thai bị tuột xuống, dùng thuốc đưa thai lên thì thai trồi lên tận ngực mà người bệnh càng đau hơn. Thầy thuốc thứ hai cho thuốc giáng thai thì thai tuột xuống tận dưới rốn, người bệnh đau dữ dội hơn, tiểu tiện đều bí, khó chịu hơn khi thai trồi lên.

Ông thầy này cho là thai hạ thái quá, bèn cho thuốc thăng lên, thăng lên vẫn không khỏi lại cho thuốc để thăng lên nữa; khi thăng mạnh mà không khỏi lại cho rằng phải an thai mới xong, nhưng qua vài thang an thai bệnh nhân vẫn không khỏi, càng đau tức hơn mà thai vẫn cứ trệ xuống. 

Chồng thai phụ cùng đường mới đến mời Lãn Ông. Nghe kể mọi chuyện, Lãn Ông cười lớn rồi bảo rằng: “Đáng thương cho đứa trẻ này, chỉ trùng trục một khối thịt, chẳng biết hay dở, cũng không hay ghét ưa, khác nào như trâu như ngựa, mặc người lôi dắt, nâng thì lên kéo thì xuống, thực vất vả nhỉ. Sao thầy lang lại không hiểu nghĩa Nội kinh đã nói:

“Phàm vì bệnh mà động thai thì chữa bệnh khỏi là thai yên; vì động thai mà sinh bệnh thì an thai là bệnh khỏi”. Nay vì cảm mạo nóng quá sinh ra động thai thì nên chữa bệnh là thai tự khắc yên, can gì lại dùng tì vị làm chiến trường, thai nguyên làm bóng đá mà tung lên ném xuống như vậy”.

Sau đó Lãn Ông đến thăm bệnh, biết người này đã 42 tuổi, sinh đẻ nhiều lần, thân thể đen gầy, tóc khô mặt nhăn, là biểu hiện của cơ thể hư nhược, khí lực suy kiệt. Ông liền chế thang thuốc “Lục vị hoàn”, cho thêm những vị Sài hồ, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá để trị các chứng cảm mạo, tăng cường khí lực cho cơ thể. Thai phụ uống hết một thang thì chứng nóng lạnh đều hết, thai hơi yên.

Kế đó, ông cho uống thang “Bổ trung Bội thăng ma” để đưa thai lên; thai tuy đã lên nhưng người bệnh tiểu tiện vẫn không bình thường. Ông lại theo phương thuốc “Lục vị hoàn” có gia giảm thêm một số vị thuốc sao cho sát hợp với tình hình của bệnh nhân, sắc lên tiếp tục cho uống, cuối cùng lại cho uống thêm Sâm truật để điều dưỡng tì vị. Chưa đầy 10 ngày sau, thai phụ được lành mạnh như trước.

Cứu người sinh non, thai không ra

Trong xóm của Hải Thượng Lãn Ông có một người tên là Liên. Vợ người này đang mang thai ở tháng thứ 5 thì mắc chứng hoặc nóng rét, hoặc ho, hoặc đau bụng khiến đại tiểu tiện đều khó khăn, các biến chứng sinh ra lung tung không sao kể hết. Cứ như vậy kéo dài đã hơn một tháng mà bệnh ngày thêm nặng, người nhà mời Lãn Ông đến chữa.

Lãn Ông luôn biết tuỳ bệnh nhân mà điều thuốc (Hình minh hoạ)
Lãn Ông luôn biết tuỳ bệnh nhân mà điều thuốc (Hình minh hoạ)

Lãn Ông thăm bệnh thì thấy các ác chứng đã biểu hiện rất nhiều nên không dám chữa các chứng lặt vặt, chỉ chuyên chú vào chữa căn bản, tức làm sao cho người phụ nữ này khoẻ mạnh lên vì chị ta vốn thể chất yếu đuối. Ông kê các loại thuốc như Sâm, Kì, Can khương, Chính thảo để bồi bổ cho người bệnh, ngày đêm cho uống liên tục. Khoảng 5, 6 tuần sau thì cơ thể thai phụ khoẻ dần, các chứng bệnh đều tan biến.

Chợt một hôm, người này tự nhiên đau bụng, đến nửa ngày thì vỡ ối, ra nhiều nước. Người nhà đến báo tin. Lãn Ông căn dặn không được rặn, không để bà đỡ xoa nắn trên bụng, đồng thời, cứ cho uống toa thuốc bổ khí huyết như thường lệ. Tuy nhiên, thai phụ vẫn đau bụng lâm râm suốt một ngày đêm, đã thế, thai dường như không động đậy, bệnh nhân mỏi mệt, hơi thở yếu dần và chuyển sang hôn  mê. Người nhà cho là thai đã hư, liền mời Lãn Ông sang gấp để giúp bỏ thai cứu mẹ.

Lãn Ông đến khám thì thấy màu sắc của môi, miệng và lưỡi vẫn bình thường, các bộ mạch vẫn có lực, tuy nhiên, người bệnh lại thường ợ hơi lạnh. Lãn Ông biết đó là do nguyên khí hư tổn sau một thời gian ốm nặng, nhưng thai chưa đến nỗi gặp nguy. Ban đầu, ông định tiếp tục kê thuốc để bồi dưỡng nguyên khí, nhưng như thế thì không thể giúp người bệnh mau sinh, trong khi triệu chứng sinh non đang hiển hiện.

Bởi vậy, ông quyết định dùng loại thuốc tuy vẫn giúp bồi bổ thuỷ hoả cho bệnh nhân nhưng lại có tác dụng kích thích sinh nở, khiến tinh thần người mẹ và đứa trẻ trong bụng đều khoan khoái, cơ bụng người mẹ co bóp mạnh hơn để đứa trẻ mau chóng chào đời. Ông dùng một thang thuốc lớn, lấy bài “Bát vị hoàn” làm chủ, cho thêm nhiều Ngưu tất rồi sắc đặc, cho uống kèm với Sâm. Quả nhiên người bệnh uống xong liền sinh. 

Trong lần chữa bệnh này, Hải Thượng Lãn Ông lại một lần nữa điều trị vượt ra ngoài khuôn phép thông thường, tập trung tất cả tinh thần và hiểu biết để cứu giúp người bệnh. Sau khi chép lại chuyện này, ông đã viết những lời rất chân tình rằng: “Nếu không bạo gan, không vững lập trường mà nghe lời xui giục thì giữ toàn được cả hai mạng thực cũng khó lắm. Thầy thuốc giữ tính mạng người, há lại không cẩn thận sao?”.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.