Hải quân Mỹ thử nghiệm khả năng chống sốc của tàu sân bay mới

Cuộc thử nghiệm nổ mìn gần tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Cuộc thử nghiệm nổ mìn gần tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hải quân Mỹ đã bắt đầu một chuỗi thử nghiệm với tàu sân bay mới nhất và tối tân nhất của nước này bằng cách tiến hành các vụ nổ lớn để xác định liệu tàu này có sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.

Hải quân Mỹ mới đây đã kích hoạt một vụ nổ gần tàu sân bay mới, USS Gerald R. Ford, ở ngoài khơi bờ biển phía Đông của Mỹ để thử nghiệm khả năng chịu sốc của tàu. Vụ nổ được tiến hành hôm 18/6. Theo dữ liệu của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, sức nổ tương đương với trận động đất 3,9 độ.

Người phát ngôn Hải quân Mỹ cho biết hoạt động thử nghiệm diễn ra cách bờ biển Florida 160km.

Các quan chức quân sự Mỹ nhận định, những cuộc thử nghiệm như vậy là rất quan trọng, nhằm đánh giá mức độ bền vững và khả năng chống va đập của thân tàu USS Gerald R. Ford trước áp lực lớn từ các vụ nổ. Bởi trên chiến trường, tàu sân bay có thể phải hứng chịu chấn động từ vụ nổ của các loại vũ khí đối phương như tên lửa chống hạm, mìn chống hạm, ngư lôi hay thậm chí chấn động từ tàu đồng đội bị trúng đạn gây ra.

Hải quân Mỹ đăng tải các đoạn video về vụ thử nghiệm với nhiều góc máy khác nhau. Một trong các đoạn video được ghi lại trên tàu USS Gerald R. Ford cho thấy độ mạnh của vụ nổ được kích hoạt có kiểm soát.

Video: Hải quân Mỹ.

Theo Hải quân, các cuộc thử nghiệm đang được thực hiện "trong một lịch trình chặt chẽ, tuân thủ những yêu cầu giảm tác động tới môi trường, tôn trọng các mô hình di chuyển đã biết của sinh vật biển trong khu vực thử nghiệm".

Bình luận về kết quả, tài khoản chính thức trên mạng xã hội của tàu USS Gerald R. Ford cho biết, vụ thử nghiệm cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Mỹ trong trường hợp xảy ra chấn động và con tàu vẫn có thể tiếp tục nhiệm vụ.

Các thử nghiệm chống sốc được thực hiện sau các quan sát thực tế trong Thế chiến 2.

Trong chiến tranh, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng dù các vụ nổ xảy ra gần tàu không phá hủy nghiêm trọng phần khung thân cũng như cấu trúc của tàu, nhưng sóng xung kích từ vụ nổ có thể vô hiệu hóa hay làm tê liệt các hệ thống quan trọng của tàu.

Lần gần đây nhất thử nghiệm khả năng chịu sóng xung kích liên quan đến tàu sân bay được tiến hành là với tàu lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt năm 1987.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.