Hải Phòng: Thông tin “chùa Hưng Long thuộc sở hữu tư nhân” là sai sự thật

Thời điểm tìm thấy tấm bia cổ tại nền đất ngôi chùa cổ.
Thời điểm tìm thấy tấm bia cổ tại nền đất ngôi chùa cổ.
(PLVN) - Mới đây, tại Hải Phòng, dư luận chú ý đến thông tin lan truyền cho rằng ngôi chùa ở phía Tây Nam làng Hạ Lý xưa, nay là phường Hạ Lý (quận Hồng Bàng) “xây trên đất DN và thuộc sở hữu của tư nhân”. Nhóm PV PLVN đã vào cuộc, tìm hiểu về vấn đề này.

Ngôi chùa cổ từ thế kỷ XVIII

Trước đó, PLVN nhận được đơn kiến nghị của một số người dân, phật tử tại phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng, về việc chùa Hưng Long (hay còn gọi chùa Hạ) bị một số cá nhân thông tin sai sự thật trong thời gian gần đây. Các phật tử đề nghị cơ quan chức năng sớm xử lý sự việc đúng quy định pháp luật; thông tin rộng rãi, công khai về lịch sử, quá trình phục dựng ngôi chùa cổ để dư luận hiểu rõ.

Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ phường Thượng Lý (NXB Hải Phòng - 2009), “chùa Hạ tọa lạc trên khu đất phía Tây - Nam làng (làng Hạ Lý), khu vực kho Phốt Pho hiện nay” (khi đó đất Trại Chuối thuộc làng Hạ Lý). Trong văn tự cũng ghi nhận lại sự kiện lịch sử: “Chùa Hạ là điểm liên lạc của cán bộ kháng chiến, nên giặc Pháp cho phá chùa vào năm 1947”.

Năm 2015, một tấm bia đá cổ có niên đại trên 300 năm đã được phát hiện và khai quật dưới lòng đất thuộc ngôi nhà bà Đào Thị Hường (số 43/210, đường Bãi Sậy, phường Trại Chuối). Theo xác định, đây là 2 trong số những cổ vật còn sót lại của ngôi chùa Hạ thuộc xã Hạ Lý, huyện An Dương, phủ Kinh Môn - Hải Phòng xưa.

Không chỉ hướng dẫn cho bà con tu tập, được biết, chùa Hưng Long còn tổ chức chăm lo cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các học sinh vượt khó, xây nhà tình nghĩa, cầu siêu cho nạn nhân qua đời do dịch bệnh, tai nạn giao thông…

Tại thời điểm phát hiện, cơ quan chức năng TP Hải Phòng cho biết tấm bia đá này có niên đại khoảng 309 năm, kích thước 1,36m x 0,5m. Trên bia có khắc chữ Hán với tên bia tạm dịch “Hưng công tạo tượng”, tên chùa là “Hưng Long tự bi ký”, tọa lạc tại “Kinh Môn phủ, An Dương huyện, Hạ Lý xã, thời Vĩnh Thịnh nhị niên 1706”. Trên bia đá khắc danh sách các phật tử công đức tại chùa.

Còn có tượng nghê đá kích thước 0,4m x 0,5m, tượng đá bị mất phần đuôi.

Hai cổ vật trên do bà Bùi Thị Sự (SN 1941, ngụ số 48 Tiền Đức, phường Trại Chuối) cùng các phật tử thành tâm đã cất công tìm kiếm suốt thời gian qua.

Tại nền đất của ngôi chùa cổ, năm 2017, 2 hộ dân hiến 160m2 đất, Cty CP Vật tư nông nghiệp 1 Hải Phòng tự nguyện bàn giao trên 1.400m2 để quy hoạch xây chùa.

Tại nền đất của ngôi chùa cổ, năm 2017, 2 hộ dân hiến 160m2 đất, Cty CP Vật tư nông nghiệp 1 Hải Phòng tự nguyện bàn giao trên 1.400m2 để quy hoạch xây chùa.

Văn bản 182/BC-BTG ngày 28/10/2016 của Ban Tôn giáo TP cũng khẳng định “… tại vùng đất xã Hạ Lý (cũ) nay là khu vực phường Hạ Lý, Thượng Lý, Trại Chuối tồn tại một ngôi chùa mang tên chùa Hạ, tên chữ là “Hưng Long tự” nằm ở phía Tây Nam làng Hạ Lý xưa”.

Kết quả rà soát của Sở VH&TT cho thấy: Chùa Hưng Long là ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ XVIII, dưới thời Vua Lê Du Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706), tồn tại nguyên vẹn ở thế kỷ XIX, XX. Do đó, UBND Hải Phòng đã đưa chùa Hưng Long vào Danh mục kiểm kê di tích tại Quyết định 1628/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 về việc phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích có giá trị lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Phật tử phát tâm phục dựng chùa cổ

Ngay sau khi phát hiện các hiện vật cổ, các phật tử đã làm đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng với mong muốn được phục dựng ngôi chùa cổ trên nền đất cũ.

UBND quận Hồng Bàng, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) sau đó đã tổ chức hàng loạt cuộc họp về nguồn gốc và dữ liệu lịch sử chùa Hạ vào các ngày 30/08/2016, 26/10/2016, 28/10/2016… với đầy đủ các thành phần đại diện của Ban Tôn giáo TP, Thành hội Phật giáo, Bảo tàng Hải Phòng, Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, Phòng An ninh xã hội Công an TP, Sở Nội vụ, cấp quận, cấp phường.

Sau khi có quyết định phê duyệt được phục dựng ngôi chùa, năm 2016, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng có Quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Tục Khang (nay là Thượng toạ - PV) là trụ trì chùa Hưng Long; trên cơ sở đề nghị của bà con nhân dân, phật tử và chính quyền địa phương. Thông tin từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP cho hay, Thượng tọa Thích Tục Khang hiện là Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Trị sự Phật giáo Hải Phòng, kiêm Trưởng Ban Đối ngoại Phật giáo Hải Phòng.

Tại nền đất của ngôi chùa cổ, năm 2017, 2 hộ dân đã hiến 160m2 đất, Cty CP Vật tư nông nghiệp 1 Hải Phòng đã tự nguyện bàn giao trên 1.400m2 để quy hoạch xây dựng chùa tạm.

Phật tử chùa Hưng Long hỗ trợ vật chất cho các gia đình khó khăn.

Phật tử chùa Hưng Long hỗ trợ vật chất cho các gia đình khó khăn.

Ngày 8/3/2022, UBND TP có Quyết định 727/QĐ-UBND “Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch các lô HT-1, CXCL-2. MN-1 và một phần lô CXCL-3 thuộc ô phố H10.2 trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Hồng Bàng và phần mở rộng đến 2025 để phục dựng chùa Hưng Long’’. Thực tế, quỹ đất để phục dựng chùa Hưng Long được TP quy hoạch chính là di tích nền đất cũ của chùa và đồng bộ quy hoạch chung không gian Nam cầu Bính. Chùa Hưng Long hiện tại và sau này được xây dựng tu bổ từ công sức đóng góp của bà con nhân dân và phật tử; nên toàn bộ tài sản của chùa đều thuộc về nhân dân dưới sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương và các đoàn thể.

Thượng tọa Thích Tục Khang nhấn mạnh: “Chùa là tài sản chung của cộng đồng xã hội, của bà con, nhân dân. Chùa không phải tài sản cá nhân của các tăng ni. Các tăng ni chỉ là người mượn cảnh để tu và hướng dẫn bà con phật tử tu tập, thực hiện nghi lễ tâm linh, thực hiện đức tin. Chùa Hưng Long cũng giống như bất cứ ngôi chùa nào, đều đang thực hành các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, tuân thủ Nội quy Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

LS Hà Thị Thanh Bình (Cty Luật TNHH MTV Hải Phòng) nêu quan điểm: “Từ những hiện vật khai quật, tư liệu lịch sử, nhân chứng còn sống, Viện Nghiên cứu Hán Nôm của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cũng đã làm rõ các thông tin trên các hiện vật, tổ chức hội nghị về nguồn gốc và dữ liệu lịch sử về chùa Hạ; chứng minh tại đây đã tồn tại ngôi chùa; nơi sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của nhân dân trong khu vực. Theo Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chùa Hưng Long là địa điểm di tích có giá trị lịch sử - văn hóa”.

Đọc thêm

Băn khoăn với đề xuất điều chỉnh chỉ số SIPAS

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Gần đây, Bộ Nội vụ và một số tỉnh, thành đề nghị xem xét, điều chỉnh “đạt từ 90% trở lên” còn “đạt từ 80% trở lên”. Liệu đề xuất hạ thấp tỷ lệ về chỉ số chỉ số hài lòng của người dân (chỉ số SIPAS) có đồng nghĩa với hạ thấp tiêu chí NTM?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Sự việc đòi 'hỗ trợ' sau khi dựng nhà trái phép trên đất người khác: Trả lời của UBND phường 10 (TP Đà Lạt)

Căn nhà dựng trái phép trên đất của bà Vân. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - UBND phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang giải quyết sự việc người phụ nữ mua mảnh đất từ năm 2009, đã được cấp sổ đỏ, gần đây phát hiện trên đất mọc lên căn nhà trái phép, nhưng người dựng nhà yêu cầu chủ đất phải “hỗ trợ” 500 triệu đồng mới chịu dời ra khỏi thửa đất.

Để nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Để nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
(PLVN) - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng như các nỗ lực nhằm tăng cường sự tham gia lãnh đạo chính trị của phụ nữ. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (tháng 6 năm 2023), Việt Nam đã tăng 11 bậc...

'Giấc ngủ' của Dinh 1

Du khách chụp ảnh trước cổng Dinh 1 khoá kín cửa.
(PLVN) -  Dinh 1 là một địa danh tham quan nổi tiếng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhưng có một nghịch lý đang xảy ra với di tích này, là du khách muốn vào thăm cũng không được, dù đơn vị quản lý cũng rất muốn mở cửa thu hút. Nguồn cơn đến từ đâu?

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Diễn biến sự việc cấp sai hàng loạt sổ đỏ tại Lâm Đồng: TP Đà Lạt lý giải nguyên nhân vi phạm và hướng xử lý

Khu nhà ở Dinh 1 nhìn từ trên cao. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Như PLVN đã thông tin, khu nhà ở Dinh 1 (còn gọi là kho Dinh 1, kho gạo cũ) nằm gần Dinh 1, phường 10, TP Đà Lạt, trước đây là thửa đất số 152, tờ bản đồ số 4 của Cty Lương thực Lâm Đồng. Ngày 4/3/1993, UBND tỉnh có Quyết định 249/QĐ/UB chuyển giao toàn bộ khu đất cho Cty Kinh doanh & Phát triển Nhà Lâm Đồng.

Diễn biến nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ: Công an Đồng Nai ra thông báo tiếp nhận nguồn tin tội phạm

Chiếc xe đứng tên cha nhưng ông Duy đã làm giả giấy tờ đứng tên mình để bán cho ông Quốc.
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài “Nghi án làm giả giấy tờ xe lừa tiền tỷ” phản ánh việc ông Bùi Bảo Quốc (SN 1988, ngụ Tân Hòa, TP Biên Hòa) tố giác sự việc ông Đinh Xuân Duy (SN 1990, ngụ ấp 1, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, cùng tỉnh Đồng Nai) dùng giấy tờ (cà vẹt) có dấu hiệu bị làm giả bán xe nhằm chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng; ngày 23/9/2024, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai đã ra Thông báo số 7562/TB-CSHS-DD2 tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và đang tiến hành điều tra, xác minh.

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí. Trường hợp trẻ đủ 6 tuổi (72 tháng) mà chưa đến kỳ nhập học lớp 1 thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó. Đối với học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?