Hải Phòng phấn đấu 100% xã hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng. (Ảnh: PV)
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình liên tục, thường xuyên, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Những năm qua, Hải Phòng đã và đang “thay da, đổi thịt” nhờ phong trào NTM. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng trao đổi về những định hướng của TP trong việc triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Những định hướng chính của TP Hải Phòng trong việc triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 như thế nào, thưa ông?

- Thời gian qua, chương trình xây dựng NTM đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân Hải Phòng tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện và thực sự trở thành phong trào lớn.

Để tiếp bước trên hành trình xây dựng NTM, Hải Phòng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để hoàn thành theo từng giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, chú trọng việc xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu tại các địa phương.

Việc xây dựng NTM nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM trên địa bàn.

Cũng giống như hành trình 10 năm vừa rồi, người dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình xây dựng NTM; hướng tới việc người dân có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để đi đến “đích”, Hải Phòng xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với quá trình đô thị hoá, đặc biệt là chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc chuyển đổi một số huyện thành quận, TP trong tương lai. Cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng nông thôn bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa với phát triển thành thị, theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Hải Phòng cũng định hướng xây dựng NTM gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, đa giá trị, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên việc huy động nguồn lực để đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành thêm nhiều khu sản xuất nông nghiệp tập trung, sử dụng công nghệ cao, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị thương phẩm cao.

Trên chặng đường xây dựng NTM trong giai đoạn mới, Hải Phòng phấn đấu đi đầu trong cả nước với mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã (137 xã) đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; huyện Bạch Long Vĩ đạt chuẩn huyện NTM (theo tiêu chí đặc thù sau khi có hướng dẫn của Trung ương); 4 huyện gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy đạt chuẩn huyện NTM nâng cao; 2 huyện An Dương, Thủy Nguyên thực hiện xây dựng huyện NTM nâng cao gắn với thực hiện xây dựng để chuyển đổi thành đô thị trước năm 2025.

Đường nông thôn Hải Phòng khang trang, đầy đủ vỉa hè. (Ảnh: PV).

Đường nông thôn Hải Phòng khang trang, đầy đủ vỉa hè. (Ảnh: PV).

Với mục tiêu cao như trên, ông có thể chia sẻ những khó khăn phát sinh từ thực tế của các địa phương khi triển khai xây dựng NTM trong giai đoạn mới?

- Hiện nay, các địa phương đang triển khai xây dựng xã NTM kiểu mẫu, tất yếu, có khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai.

Thời gian qua, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất có sự biến động theo chiều hướng tăng nhanh đã dẫn đến một thực tế, nhiều hộ dân chỉ hiến đất mở rộng đủ mặt đường giao thông, không hiến đất làm vỉa hè. Một số vị trí nhà dân đã xây dựng kiên cố hoặc diện tích nhỏ nếu thực hiện hỗ trợ vật kiến trúc hoặc tái định cư thì kinh phí rất lớn. Do đó, một số công trình giao thông sau đầu tư chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí, nhất là yêu cầu về vỉa hè, hệ thống cây xanh đối với loại đường 7m, 9m.

Việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu. Tỷ lệ nông sản sản xuất theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP… còn thấp, chưa có nhiều các sản phẩm OCOP so với tiềm năng của TP.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang sản xuất rau màu và cây ăn quả chưa thực mạnh mẽ; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chậm hình thành. Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có chuyển biến nhưng kết quả chưa cao, nhiều HTX nông nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, sức cạnh tranh thấp, năng lực quản trị, khả năng tài chính hạn chế. Phần lớn các chuỗi liên kết sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ, tỷ lệ chuỗi liên kết sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn, chất lượng bền vững còn thấp, thiếu tính bền vững; công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực chưa được đầu tư tương xứng. Việc hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ người sản xuất (nông dân/tổ hợp tác/hợp tác xã) đến doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ tỷ lệ còn hạn chế; vẫn còn tình trạng bỏ ruộng ở khu vực nông thôn.

Môi trường và cảnh quan nông thôn mặc dù đã được quan tâm, nhưng chưa thường xuyên, liên tục, chưa có nhiều mô hình hiệu quả về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải đầu nguồn để nhân rộng, tạo thành phong trào rộng khắp.

Một tuyến đường xây dựng từ phong trào nông thôn mới tại huyện An Dương. (Ảnh: PV)

Một tuyến đường xây dựng từ phong trào nông thôn mới tại huyện An Dương. (Ảnh: PV)

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai NTM, một nhiệm vụ quan trọng là phân bổ nguồn vốn theo từng giai đoạn đối với các địa phương. Hải Phòng thực hiện điều này ra sao?

- Hải Phòng đặt ra nguyên tắc của việc phân bổ vốn là có trọng tâm, trọng điểm, tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn để đầu tư; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong NTM.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn ngân sách TP bố trí trực tiếp là khoảng 15.475 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư công là trên 15.307 tỷ đồng. 8 xã thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu từ năm 2020 đã phân bổ 385,6 tỷ đồng. 84 xã gồm: 14 xã thực hiện từ năm 2021; 35 xã thực hiện từ năm 2022; 35 xã thực hiện từ năm 2023 được phân bổ 9.747 tỷ đồng. 45 xã còn lại được phân bổ 5.175 tỷ đồng.

Như vậy, trung bình mỗi xã được phân bổ khoảng 115 tỷ đồng, giảm 10 tỷ đồng/xã so với Nghị quyết 14/2021/NQ-HĐND. Điều này xuất phát từ thực tế, các địa phương thực hiện xây dựng các tiêu chí ở mức tối thiểu, điều chỉnh không thực hiện đầu tư trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cấp xã.

Trong nguồn vốn sự nghiệp trên 168 tỷ đồng, Hải Phòng đã phân bổ trên 18 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2022. Số còn lại được phân bổ trong thời gian tiếp theo.

Huyện Thủy Nguyên từng bước xây dựng trở thành TP trực thuộc Hải Phòng. (Ảnh: PV)

Huyện Thủy Nguyên từng bước xây dựng trở thành TP trực thuộc Hải Phòng. (Ảnh: PV)

Để huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia vào phong trào xây dựng NTM, Hải Phòng đã ban hành các nghị quyết để các địa phương triển khai thực hiện đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn. Theo đó, Hải Phòng miễn thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do tặng cho một phần diện tích của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp để xây dựng, mở rộng các công trình NTM kiểu mẫu.

Để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, ngân sách TP Hải Phòng cũng hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng; hỗ trợ kinh phí đánh giá chứng nhận đạt cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hỗ trợ cho tem truy xuất nguồn gốc bằng mã QR Code (QR); hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn… Không chỉ vậy, theo chính sách đặc thù hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo về thu nhập hàng tháng và mức đóng BHYT; …

Với hàng loạt các chính sách đặc thù có ý nghĩa trên, tôi hy vọng, Hải Phòng sẽ cán “đích” sớm trên chặng đường mới này.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cao Bằng: Nỗ lực di dời 100% gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025

Cao Bằng phấn đấu di dời 100% chuồng gia súc khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025.
(PLVN) - Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh công tác vận động người dân, hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, làm thay đổi tích cực môi trường sống, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xã Ngọc Mỹ (Hà Nội) đón Bằng công nhận nông thôn mới nâng cao

Đại diện lãnh đạo xã Ngọc Mỹ đón Bằng công nhận xã nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) -  Ngày 19/8, xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội) tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là kết quả bước đầu, cơ bản để xã tập trung hoàn thiện nâng cao các tiêu chí tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.