Hải Phòng: Huyện An Dương “im lặng” trước hàng loạt sai phạm đất đai, đê điều

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 1 tháng phản ánh những sai phạm liên quan đến đất đai, đê điều tại huyện An Dương, TP Hải Phòng, báo PLVN chưa nhận được phản hồi từ địa phương này về cách thức xử lý sai phạm.
Xưởng sơ chế hành rộng khoảng 1000m2 tại xứ đồng thôn Đoài, xã An Hưng.
Xưởng sơ chế hành rộng khoảng 1000m2 tại xứ đồng thôn Đoài, xã An Hưng.

Sai phạm chồng sai phạm

Ngày 16/9, Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết: “An Dương (Hải Phòng) vi phạm trong sử dụng đất, xây dựng, bảo vệ đê điều” phản ánh việc còn nhiều “sạn” trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện An Dương.

Trao đổi với PLVN, ông Đinh Văn Quyền, Chánh văn phòng UBND huyện An Dương cho biết: sau khi Báo đăng tải thông tin, Chủ tịch UBND huyện An Dương có giao cho Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Kinh tế Hạ tầng phối hợp, rà soát quản lý, sử dụng đất đai liên quan đến những trường hợp bị phản ánh. Sau khi kiểm tra, huyện sẽ có báo cáo trả lời Báo về cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Nhà xưởng được xây dựng từ 2020 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý

Nhà xưởng được xây dựng từ 2020 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý

Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 1 tháng, huyện An Dương vẫn “im lặng” trước những sai phạm trên. Trong nhiều lần liên lạc với lãnh đạo huyện An Dương, các vị này cho biết đang bận họp nên chưa sắp xếp được lịch làm việc để trả lời báo chí.

Như báo PLVN đã phản ánh, tháng 10/2019, ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã An Hưng ký hợp đồng cho ông Phan Tiến Dũng (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) thuê đất công ích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp: trồng hành lá xanh để xuất khẩu.

Ông Dũng được thuê 2.769m2 đất công tại xứ đồng thôn Đoài để sản xuất nông nghiệp trong 5 năm (1/10/2019 - 1/10/2024). Với đơn giá thuê đất 600đ/m2/năm, mỗi năm ông Dũng chỉ phải nộp khoảng 1,6 triệu đồng cho xã.

Chủ tịch xã này cho rằng đề án trồng hành lá xanh của ông Dũng đã được UBND huyện phê duyệt và đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục xin phép để hoạt động. Do giá trị kinh tế lớn, đơn vị đã mở rộng diện tích trồng hành lá từ 2 lên 5ha. Để phục vụ sản xuất, dù chưa được cấp phép xây dựng, đơn vị đã dựng nhà xưởng khung sắt diện tích hơn 1.000m2 phục vụ cho việc sơ chế hành.

Sau khi báo chí phản ánh, ông Thế cho biết: “Hiện, doanh nghiệp đã gửi toàn bộ hồ sơ, giấy tờ lên UBND huyện sau cuộc kiểm tra của Đoàn công tác (do huyện An Dương lập-PV). Doanh nghiệp đề xuất tiếp tục hoàn thiện hồ sơ”.

Vấn đề đáng nói ở chỗ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013, đối với diện tích đất công ích chưa được sử dụng thì UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê.

Như vậy, một trong những điều kiện để có thể được thuê đất công ích tại xã An Hưng thì người thuê phải là người địa phương. Tuy nhiên, ở đây, Chủ tịch UBND xã An Hưng Nguyễn Văn Thế đã ký hợp đồng cho ông Phan Tiến Dũng (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội), không phải người địa phương thuê đất.

Trước câu hỏi về việc cho thuê đất công ích như trên có đảm bảo đúng quy định pháp luật hay không, ông Thế phân trần: “Đây là công ty về địa phương sản xuất và thuê cả diện tích rộng như vậy thì làm sao được!”

Chậm khắc phục hậu quả

Ngoài ra, như PLVN đã phản ánh, trên tuyến đê tả sông Lạch Tray, thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, thời gian gần đây một số hộ dân tự ý đổ bùn đất khối lượng lớn để san lấp mặt bằng. Các xe chở bùn đất, thường là xe quá tải, đã làm hư hại mặt đường đê, nguy cơ sạt trượt tại kè đê.

Các xe chở bùn đất làm hư hại mặt đường đê, có nguy cơ sạt trượt tại kè đê.

Các xe chở bùn đất làm hư hại mặt đường đê, có nguy cơ sạt trượt tại kè đê.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kế, Bí thư xã, nhận định: Việc một số hộ gia đình tại khu vực đầm sâu trũng của thôn Xích Thổ có hướng chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây, nên tiến hành san lấp mặt bằng; nhưng như vậy là không đúng quy định.

Đến nay, sau hơn 1 tháng phản ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái Nguyễn Xuân Dương cho biết đã yêu cầu dừng tất cả hoạt động san lấp. Đây cũng là quan điểm của Đoàn công tác huyện An Dương trong quá trình kiểm tra.

Tự ý san lấp để chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây tại xã Hồng Thái

Tự ý san lấp để chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản sang trồng măng tây tại xã Hồng Thái

Để khắc phục hậu quả, trước đó nhiều tháng, UBND xã Hồng Thái yêu cầu các trường hợp vi phạm phải di chuyển lượng bùn đất đã đổ, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu sau 10 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt. Tuy nhiên, đến nay, các biện pháp khắc phục hậu quả chưa được thực hiện.

“Xã sẽ tiếp tục chỉ đạo để các đối tượng san lấp phải khắc phục hậu quả trong thời gian tới”, ông Dương cho biết.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.
Vinhomes Royal Island biệt lập như các “đảo tỷ phú” nổi tiếng Palm Jumeirah (Dubai) hay Indian Creek Village (Mỹ).

Vinhomes Royal Island hút giới thượng lưu khắp miền Bắc

(PLVN) - Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên.