Hải Phòng: Hơn 9000 dân mới có 1 luật sư

Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân phát biểu tại hội nghị tổng kết Đề án
Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân phát biểu tại hội nghị tổng kết Đề án
(PLVN) - Đó là thông tin được Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân chia sẻ tại hội nghị tổng kết Đề án phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2020 được UBND TP Hải Phòng tổ chức ngày 29/6.

Số lượng còn hạn chế

Thời gian qua, xác định hoạt động luật sư (LS) là một hoạt động nghề nghiệp, có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội, góp phần bảo vệ công lý nên Hải Phòng đã đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển nghề LS, đồng thời tăng cường quản lý đối với tổ chức, hoạt động luật sư theo tinh thần cải cách tư pháp. Ngày 26/7/2013, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1451/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ LS trên địa bàn đến năm 2020. Đề án đã đề ra các giải pháp, biện pháp, xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cấp, các Sở, ngành tổ chức có liên quan nhằm đổi mới công tác quản lý về LS và hành nghề LS, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp LS, đề cao trách nhiệm của LS.

Đến nay, sau 07 năm thực hiện triển khai đồng bộ, hiệu quả Đề án, công tác LS trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức của xã hội nói chung và của các cấp, ngành về LS, nghề LS có chuyển biến tích cực; đội ngũ LS và tổ chức hành nghề LS đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; vai trò, vị trí của LS trong đời sống xã hội được nâng lên; hoạt động LS đã phần nào đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời kỳ tới.

Về số lượng, năm 2013, Hải Phòng có 111 LS và 37 người tập sự hành nghề LS thì đến năm 2020, Hải Phòng phát triển được 216 LS và 19 người tập sự hành nghề LS. Với 216 LS ở TP có khoảng hơn 2 triệu dân cư thì tỷ lệ 1 LS/hơn 9000 dân cũng là con số thể hiện bước tăng đáng kể so với tỷ lệ năm 2013 là 1 LS/hơn 17.000 dân cư. Về các tổ chức hành nghề LS, năm 2013, Hải Phòng có 46 tổ chức. Đến nay, số lượng tổ chức, chi nhánh hành nghề LS đã lên tới 84 tổ chức, gồm: 35 văn phòng LS, 34 công ty Luật, 15 chi nhánh tổ chức hành nghề LS và 01 LS hành nghề với tư cách cá nhân; không có LS nước ngoài, tổ chức hành nghề LS nước ngoài đăng ký nghề nghiệp trên địa bàn.

 Tuy nhiên, số lượng LS hiện có so với dân số vẫn còn khá khiêm tốn với vị thế, tiềm năng, yêu cầu phát triển của TP và chưa hoàn thành được chỉ tiêu Đề án đã đặt ra là có 450-600 LS đến năm 2020. Theo Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân, việc phát triển số lượng LS còn hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên, xuất phát từ tính chất hành nghề tự do, nghề LS chịu sự tác động của cơ chế thị trường, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động của LS phụ thuộc vào nhu cầu xã hội. Tại Hải Phòng, môi trường dịch vụ pháp lý bị cạnh tranh và thu hẹp đáng kể do tâm lý khách hàng, nhất là các DN lớn thường tìm đến các tổ chức hành nghề LS đã có thương hiệu từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người dân Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý LS ngay cả khi có vướng mắc về pháp lý.

Chất lượng ngày càng chuyên nghiệp

Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân khẳng định: Chất lượng hoạt động đội ngũ LS tại Hải Phòng đã có bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, hàng năm thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý trên 4.000 vụ việc trong đó tham gia tố tụng gần 10.000 vụ việc. Thông qua các hoạt động tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, các LS đã góp phần quan trọng thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự… Phạm vi hoạt động hành nghề LS dần được mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của người dân, DN. Phần lớn đội ngũ LS tại Hải Phòng có tâm với nghề, có bản lĩnh, năng lực chuyên môn trong hoạt động hành nghề LS. Hầu hết các LS chấp hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý. Hải Phòng cũng chưa phát hiện LS nào lợi dụng việc hành nghề để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…

Lễ ký kết quy chế phối hợp quản lý LS và hành nghề LS giữa Đoàn LS và Sở Tư pháp TP Hải Phòng.
Lễ ký kết quy chế phối hợp quản lý LS và hành nghề LS giữa Đoàn LS và Sở Tư pháp TP Hải Phòng. 

Chất lượng LS tại Hải Phòng có những bước tiến rõ rệt khi có khoảng 14 LS đủ khả năng tham gia tư vấn thương mại có yếu tố nước ngoài, vượt mục tiêu Đề án đã đề ra (5-10 LS). Các LS này có trình độ hiểu biết về pháp luật quốc tế, thông thạo ngoại ngữ và hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại quốc tế với những thế mạnh của Hải Phòng như: dịch vụ logistics, hàng hải, đóng tàu… Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã tìm đến LS tại Hải Phòng để đề nghị hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền lợi.

Bên cạnh đó, chất lượng LS tại Hải Phòng cũng còn những hạn chế nhất định. Nhiều LS có kinh nghiệm nhưng tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế, ít có điều kiện tham gia trực tiếp tại phiên tòa. Một số LS là người có tiến hành tố tụng, khi nghỉ hưu chuyển sang LS. Các LS này có kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh nghiệm ở những chức danh họ đã đảm nhận như: thẩm phán, kiểm sát viên… nhưng lại gặp khó khăn khi thay đổi vị trí tố tụng từ người buộc tội sang người bào chữa. Số lượng LS có khả năng ngoại ngữ để soạn thảo văn bản, giao tiếp trực tiếp với khách hàng nước ngoài ít.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Lã Thanh Tân thẳng thắn nêu quan điểm: Hoạt động LS trên địa bàn còn nhiều khó khăn. “Số lượng Đảng viên trong Chi bộ Đoàn LS TP có tăng về số lượng nhưng số đảng viên trẻ chiếm tỷ lệ thấp. Số lượng LS so với số dân còn rất thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của TP Hải Phòng. Các tổ chức hành nghề LS có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế. Các tổ chức hành nghề LS chưa phát triển cân đối trong phân bố giữa nông thôn và thành thị”, ông Tân nhấn mạnh.

Đánh giá cao những kết quả của đội ngũ LS trong những năm qua, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đình Chuyến khẳng định hoạt động của LS Hải Phòng trong thời gian tới sẽ đứng trước cơ hội to lớn khi TP bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ với mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2025; thời kỳ củng cố, phát triển để đưa Hải Phòng gia nhập vào nhó những TP hiện đại hàng đầu Đông Nam Á và châu Á vào năm 2030 và 2045. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, các tranh chấp về dân sự, đất đai, lao động, kinh tế, khiếu kiện hành chính ... tiếp tục có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Việc phát triển đội ngũ LS nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp là yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, đồng thời phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Đình Chuyến đề nghị Sở, ngành liên quan, Đoàn LS TP tiếp tục phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ LS trên địa bàn giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý của LS đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, việc mở rộng hợp tác quốc tế về LS, tổ chức xúc tiến và tạo điều kiện cho LS tham gia các chương trình, dự án, thỏa thuận hợp tác quốc tế cũng là 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Từ đó, Hải Phòng tiếp tục xây dựng Đề án phát triển đội ngũ LS đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn để định hướng, phát triển thị trường dịch vụ pháp lý và đáp ứng các yêu cầu thực hiện chính sách phù hợp với những mục tiêu phát triển tại Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.