Hải Phòng: “Hồi sinh” kênh An Kim Hải

Công trình cải tạo tuyến kênh An Kim Hải là dự án trọng điểm của Hải Phòng và là một trong những dự án đầu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu dân cư thu nhập thấp bằng nguồn vốn ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB). Với chức năng chính là tiêu thoát nước, cải thiện môi trường, công trình trên được xây dựng tại tuyến kênh gây nhiều bức xúc nhất về ô nhiễm và các vấn đề xã hội đáng quan tâm.

Công trình cải tạo tuyến kênh An Kim Hải là dự án trọng điểm của Hải Phòng và là một trong những dự án đầu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu dân cư thu nhập thấp bằng nguồn vốn ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB). Với chức năng chính là tiêu thoát nước, cải thiện môi trường, công trình trên được xây dựng tại tuyến kênh gây nhiều bức xúc nhất về ô nhiễm và các vấn đề xã hội đáng quan tâm.

Kênh An Kim Hải với “chiếc áo” mới.
Kênh An Kim Hải với “chiếc áo” mới.

Diện mạo mới của “điểm đen” ô nhiễm

Với tổng mức đầu tư khoảng 230 tỷ VND, công trình cải tạo kênh An Kim Hải chạy qua địa bàn 8 phường của Q. Lê Chân và 02 phường của Q. Ngô Quyền với chiều dài 5 km, đoạn từ Cống Luồn đường Lán Bè đến đường Lạch Tray. Theo nhận định của lãnh đạo Hải Phòng, sau 5 năm nỗ lực, công trình hoàn thành đã góp phần cải thiện môi trường, mở rộng kết nối mạng lưới giao thông khu vực, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư xung quanh, có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội cao, góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang, thay đổi diện mạo đô thị TP.

Ông Lương Cao Huấn, Giám đốc Ban quản lý (BQL) Dự án Nâng cấp đô thị Hải Phòng cho biết, trước đây, kênh An Kim Hải tiếp nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mưa và cả nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không qua xử lý khiến nước ô nhiễm nặng nề, quanh năm đen đặc, thậm chí có cả chất thải rắn, dầu mỡ, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cư dân quanh vùng.

Trở ngại đáng kể là nhiều người dân chưa có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường chung. Bà Phạm Thị Lan (45 tuổi, P. Đổng Quốc Bình, Q. Ngô Quyền) cho hay: “Cách đây khoảng chục năm, khu vực kênh An Kim Hải chẳng ai muốn ở bởi tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề. Một số người bất đắc dĩ phải đi qua khu vực này cố gắng phóng nhanh, bịt mũi… Nhà cửa lụp xụp chẳng khác gì “xóm liều”, khu nhà ổ chuột. Không chỉ có vậy, nhiều khi nhân viên môi trường còn vớt được cả giường, chiếu của… người quá cố được “tiện thể” vứt xuống lòng mương. Làm ngày làm đêm, họ (nhân viên môi trường – PV) cũng không thể vớt xuể lượng rác thải, vật cản ở lòng kênh.”

Thế nhưng, diện mạo đó đến nay đã hoàn toàn thay đổi. Kênh An Kim Hải  được xây dựng 2,3km cống thoát nước bê tông cốt thép đường kính D600, phía trên xây dựng đường giao thông với mặt cắt ngang nền đường 7,5m, hè hai bên rộng trung bình 5m. Ngoài việc kè đá vững chãi hai bên, nhà thầu còn tiến hành nạo vét bùn sâu, mở rộng lòng kênh, khơi thông dòng chảy. Ông Nguyễn Văn Hiền (52 tuổi, ngụ tại P. Kênh Dương, Q.Lê Chân) cho biết: “Dân cư chúng tôi phấn khởi lắm, cuộc sống bây giờ khác xưa nhiều rồi, hết cảnh khổ vì ô nhiễm”.

Cần sự vào cuộc đồng bộ cấp, ngành

Ông Phạm Tiến Du, Chủ tịch UBND Q. Lê Chân cho biết, trong quá trình triển khai thi công dự án, các hộ dân phải di dời đã được bố trí tái định cư tại Khu tái định cư (xây dựng trên địa bàn P. Vĩnh Niệm) với quy mô gồm 5 khu nhà chung cư 5 tầng với các căn hộ đáp ứng tiêu chí loại 1 cấp quốc gia về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Công trình cải tạo tuyến kênh An Kim Hải được Hải Phòng xem là một điển hình cho giải pháp bảo vệ môi trường bền vững. Tại công trình này đã ghi nhận sự vào cuộc đồng bộ của toàn thể các cấp chính quyền, nhân dân và các DN trên địa bàn. Tại các khu vực đông dân cư, chính quyền tổ chức lực lượng, phương tiện nạo vét các ga cống, mở rộng cửa ga thu; khi có mưa, phải có công nhân trực canh, vớt rác trước cửa ga, tăng khả năng tiêu thoát nước. Ông Lương Cao Huấn - Giám đốc BQL Dự án Nâng cấp đô thị Hải Phòng cũng cho rằng, ngoài việc thau, rửa lòng kênh, thoát nước thường xuyên, các cấp có thẩm quyền cũng nên tiến hành kiểm tra, giám sát nước thải vào kênh từ các hộ gia đình, hộ kinh doanh, DN.

Có vậy, ngoài “chiếc áo mới” được khoác, kênh An Kim Hải sẽ hoàn thiện chức năng điều hòa sinh thái, góp phần làm trong lành không khí. Song song, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cả người dân và DN, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vứt rác xả chất thải không theo quy định.

Phương Thanh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.