Hải Phòng giãn, hoãn nhiệm vụ chưa cấp thiết, tập trung khắc phục hậu quả bão

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp nghe báo cáo giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3 vào chiều 14/9.
Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp nghe báo cáo giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3 vào chiều 14/9.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Thành uỷ nghe báo cáo giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3 vào chiều 14/9. 

Theo đó, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu đề nghị lãnh đạo TP Hải Phòng kêu gọi doanh nghiệp, toàn thể Nhân dân TP tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, tinh thần “tương thân, tương ái”, chung tay, sẻ chia, hỗ trợ, động viên lẫn nhau khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra nhằm nhanh chóng đưa TP trở lại cuộc sống bình thường.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng yêu cầu Ban cán sự đảng UBND TP huy động mọi nguồn lực; cắt giảm, giãn hoãn các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3. Khẩn trương phân bổ kinh phí để các cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học sửa chữa, khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, có giải pháp hỗ trợ nông dân thiệt hại sản xuất, nông nghiệp sau bão. Trước mắt, nghiên cứu ủy thác nguồn vốn ngân sách TP cho ngân hàng chính sách xã hội để cho các doanh nghiệp, hộ dân vay để phục hồi sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; xem xét khoanh nợ, gia hạn nợ, xóa nợ đối với các đối tượng vay bị thiệt hại sau bão.

Giao Sở Công Thương, Sở Xây dựng đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý không để tăng giá vật liệu xây dựng; bảo đảm bình ổn giá và nguồn cung lương thực, thực phẩm cho Nhân dân TP.

Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Phòng chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất cho những khách hàng bị ảnh hưởng bão.

Mặt khác, nghiên cứu có cơ chế ưu đãi về thuế, tiền điện, nước; chính sách chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động bị thiệt hại tại các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động sau bão. Tiếp tục khẩn trương khắc phục thiệt hại cây xanh bị gãy đổ, hệ thống hạ tầng điện, viễn thông, giao thông. Cả hệ thống chính trị tập trung lo cho dân an toàn, an tâm tạm lánh, khi di chuyển khỏi chung cư loại D. Hạn chế hoạt động lễ hội, vui chơi giải trí, tổ chức hoạt động trung thu tiết kiệm để dành nguồn kinh phí khắc phục thiệt hại sau bão.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cũng đề nghị, các đoàn đang triển khai việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thì giãn, hoãn tiến độ; đối với các đoàn có trong Kế hoạch nhưng chưa triển khai thì lùi thời gian sang đầu năm 2025.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng giao Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP chỉ đạo, trước mắt,phân bổ ngay kinh phí hỗ trợ để các địa phương hỗ trợ người dân thiệt hại nhà sau bão, nhất là các nhà bị tốc mái, sập nhà…

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Hải Phòng, tính đến ngày 14/9/2024, tổng thiệt hại sau cơn bão số 3 của Hải Phòng (quy ra tiền) được thống kê ước gần 11.000 tỷ đồng.

Trên địa bàn TP có 2 người tử vong (tại huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên), 65 người bị thương; 102.873 nhà ở bị hư hại; 94 công trình quốc phòng, an ninh bị hư hại; 575 điểm trường bị hư hại; 467 cơ sở y tế bị ảnh hưởng; 895 công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa bị hư hại; 30.554 công trình nhà xưởng, xí nghiệp, công trình công nghiệp bị hư hại; 1.268 công trình trụ sở cơ quan bị hư hại; 213 chợ, trung tâm thương mại bị hư hại...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.