Hải Phòng dự kiến chi hơn 400 tỷ cho hoạt động Chuyển đổi số năm 2023

Quận Lê Chân ra mắt phiên bản nâng cấp mới Cổng Thông tin điện tử của quận và 15 phường
Quận Lê Chân ra mắt phiên bản nâng cấp mới Cổng Thông tin điện tử của quận và 15 phường
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo chuyển đổi số TP Hải Phòng, trong 9 tháng đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số (CĐS) của TP đạt nhiều kết quả khả quan.

Hải Phòng đã hoàn thành triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu TP (LGSP), kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống thông tin Quản lý hộ tịch, quản lý lý lịch tư pháp; Cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, hệ thống Cấp mã quan hệ ngân sách góp phần thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính, kết nối nền tảng thanh toán quốc gia. Nền tảng LGSP 9 tháng đầu năm thực hiện 50.154.627 lượt giao dịch (với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hộ tịch tư pháp, lý lịch Tư pháp, thanh toán trực tuyến, liên thông VNPOST...) tăng 2,23 lần so với cùng kỳ năm 2022 (22.481.388 lượt giao dịch).

Trong 9 tháng đầu năm, Hải Phòng hoàn thành đưa vào khai thác mới 43 trạm BTS công nghệ 4G, đưa tổng số trạm BTS trên toàn địa bàn lên 2.364 trạm. Hạ tầng băng thông rộng di động 4G đã được phủ đến 100% cấp huyện và cấp xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu CĐS của TP đáp ứng nhu cầu sử dụng các chương trình giải trí, các ứng dụng số, nhu cầu truy cập dữ liệu tốc độ cao của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 12/KH-UBND về CĐS năm 2023, trong đó có tổng số 76 nhiệm vụ giao cho 28 đơn vị thực hiện, kinh phí dự kiến thực hiện trong năm 2023 hơn 400 tỷ đồng. Các nhiệm vụ được giao tập trung vào việc số hóa, phát triển dữ liệu chuyên ngành hỗ trợ trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính; tiến tới xây dựng kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở. Các cơ sở dữ liệu tiếp tục được ưu tiên tập trung năm 2023 gồm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, xây dựng.

Hải Phòng tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh

Hải Phòng tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh

Cổng thông tin đất đai, kết nối liên thông giữa phần mềm đất đai VBDLIS tại Hải Phòng với hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến TP để giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai. Đến nay, bao nhiêu thửa đất 639.356 dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính 241.937 hệ thống thông tin đất đai trên đã tiếp nhận 131.055 hồ sơ, đã giải quyết 125.756 hồ sơ và 5.229 hồ sơ đang xử lý. Dữ liệu đất đai TP Hải Phòng đã đồng bộ đến Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia 199.210 thửa đất (hồ sơ) và Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư.

Các cơ quan quản lý sổ hộ tịch lịch sử đã rà soát, phê duyệt trên Phần mềm hộ tịch 158 được 2.629.925 dữ liệu (đạt trên 90%), chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử 1.737.754 dữ liệu (đạt 65%) khối lượng công việc.

UBND TP Hải Phòng đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số TP Hải Phòng. Đến nay dự án đã hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án; thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định. Dự án sẽ đầu tư hạ tầng trung tâm dữ liệu, kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở phục vụ người dân.

UBND TP đã phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số TP Hải Phòng với tổng mức đầu tư 128 tỷ đồng. Đến nay dự án đang thực hiện, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án; thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Trong 3 tháng cuối năm, Hải Phòng đặt mục tiêu triển khai Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng Chính quyền số TP Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu thay đổi đột phá xếp hạng Chính quyền số TP Hải Phòng, đưa Hải Phòng vào nhóm tỉnh, thành dẫn đầu về chỉ số CĐS.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.