Hải Phòng: Đề xuất chính sách hỗ trợ lực lượng phòng, chống ma túy

UBND Hải Phòng đề xuất hỗ trợ lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý mức 3,6 triệu đồng/tháng/người. (Ảnh: Đông Bắc)
UBND Hải Phòng đề xuất hỗ trợ lực lượng tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý mức 3,6 triệu đồng/tháng/người. (Ảnh: Đông Bắc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Hải Phòng đang đề xuất HĐND TP thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người lao động (NLĐ), bác sĩ làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma tuý công lập (CSCN), lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý vào lương; để lực lượng này cải thiện đời sống, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với công việc được giao.

Hỗ trợ để giữ nguồn nhân lực phòng, chống ma tuý

Theo ghi nhận từ Sở LĐ-TB&XH, hiện Hải Phòng hiện có 391 viên chức, người lao động, bác sĩ đang làm việc tại 3 LĐ-TB&XH. Trước ngày 1/9/2022, ngoài tiền lương, phụ cấp, số lao động này còn được hưởng phụ cấp đặc thù mức 500.000 đồng/người/tháng theo quy định mức phụ cấp thu hút đặc thù với công chức, viên chức làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện.

Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 45/2022/QĐ-UBND ngày 19/8/2022 của UBND TP (bãi bỏ hiệu lực Quyết định 202/QĐ-UBND ngày 13/2/2012 quy định mức phụ cấp thu hút đặc thù), từ 1/9/2022 đến nay, khoản phụ cấp đặc thù bị cắt khiến thu nhập bình quân của NLĐ làm việc tại các CSCN chỉ đạt 6,5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập bình quân chung của người lao động trên địa bàn đạt 8 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập bình quân thấp, làm việc trong môi trường quản lý người nghiện có nhiều phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm... đã khiến một số NLĐ không yên tâm công tác; CSCN khó giữ nguồn nhân lực công tác lâu dài; đã có trường hợp chuyển việc làm.

UBND TP dự chi, hỗ trợ NLĐ tại CSCN trực tiếp tiếp xúc với người nghiện mức 1,8 triệu đồng/tháng; hỗ trợ NLĐ gián tiếp tiếp xúc với người nghiện tại CSCN mức 900.000 đồng/tháng; hỗ trợ với bác sĩ làm việc tại cơ sở cai nghiện mức 3,6 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, Hải Phòng hiện có 401 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý. Trong số này có 232 CBCS công an, 9 công chức hải quan, 63 CBCS Bộ đội Biên phòng; 63 CBCS Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma tuý số 1; 69 CBCS thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; và 8 CBCS Hải đoàn Biên phòng 38.

CBCS lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý là những người trực tiếp trinh sát, phát hiện, bắt giữ và đấu tranh tội phạm ma tuý. Ngoài lương cơ bản, lực lượng này không được hưởng thêm phụ cấp nào. Mặc dù vậy, hàng ngày, hàng giờ, lực lượng chuyên trách phải đối mặt nguy hiểm, rủi ro khi triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về ma tuý. Hàng tuần, tháng, lực lượng này thực hiện các kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, ứng trực, trực đêm, trực tăng cường các ngày lễ, Tết…

Theo đánh giá từ Sở LĐ-TB&XH, ngoài lương, không có phụ cấp, trong khi giá cả sinh hoạt tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của CBCS. Đã có một số CBCS thuộc lực lượng chuyên trách xin chuyển công tác sang đơn vị mới có môi trường làm việc tốt hơn, giảm bớt áp lực công việc.

Nhằm giữ nguồn nhân lực chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý trình độ cao, tâm huyết yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện sự quan tâm của TP Hải Phòng với lực lượng này, UBND TP cũng đề xuất HĐND TP xây dựng nghị quyết, chi hỗ trợ từ ngân sách TP cho mỗi CBCS chuyên trách, trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý mức 3,6 triệu đồng/tháng.

Hỗ trợ thêm chi phí cho người tự nguyện cai nghiện

Từ năm 2019, Hải Phòng có quy định, các cá nhân tự nguyện thực hiện cai nghiện ma tuý sẽ được TP hỗ trợ tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, tiền ăn, tiền chăn màn, quần áo trong thời gian cai nghiện tự nguyện. Tuy nhiên, người cai nghiện ma tuý tự nguyện vẫn phải chi trả các khoản tiền điện, nước sinh hoạt; tiền hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

Trong khi đó, hầu hết gia đình có người nghiện, người cai nghiện tự nguyện đều thuộc diện khó khăn; phải chi thêm các khoản tiền điện, nước sinh hoạt, tiền hoạt động vui chơi giải trí, thể dục, thể thao tại các CSCN sẽ không khuyến khích được người nghiện tự nguyện đăng ký cai nghiện.

Học viên sinh hoạt tại CSCN số 2 (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) (Ảnh: Đông Bắc)

Học viên sinh hoạt tại CSCN số 2 (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) (Ảnh: Đông Bắc)

Theo ghi nhận từ Sở LĐ-TB&XH, mỗi năm TP có khoảng 600 người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện. Nếu được ngân sách TP hỗ trợ thêm tiền điện, nước, vui chơi giải trí sẽ giúp cho người cai nghiện có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, động viên người nghiện yên tâm cai nghiện, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

Theo Sở LĐ-TB&XH, tại các tỉnh, thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu đều đã có chính sách hỗ trợ với NLĐ làm việc tại CSCN; hỗ trợ thêm các khoản tiền hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao với người tự nguyện cai nghiện ma tuý tại các CSCN. Các tỉnh, thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn La có chính sách chi hỗ trợ cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý.

Theo ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP, cơ chế đặc thù, phù hợp hỗ trợ NLĐ làm việc tại các CSCN sẽ giúp NLĐ yên tâm công tác, gắn bó công việc cũng như giữ được nguồn nhân lực lâu dài cho lĩnh vực này…

Đọc thêm

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu

Đơn vị 'Anh hùng' của Công an Bạc Liêu
(PLVN) - Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thời gian qua, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bạc Liêu đã tham mưu, đề xuất nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định ANTT tại địa phương. 

Hải Phòng phát triển theo hướng 'Đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh'

Phối cảnh Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Ocean Đồ Sơn.
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành TP Cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á...

Vụ chìm sà lan trên biển Quảng Ngãi: Dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích

Các lực lượng chức năng đã nỗ lực tìm kiếm trong 4 ngày nhưng không có phát hiện mới. (Ảnh: BĐBP tỉnh Quảng Ngãi)
(PLVN) -  Ngày 28/4, Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau hơn 4 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng không có phát hiện mới, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định rút các tàu ở hiện trường, dừng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.

Ninh Bình phấn đấu trở thành miền đất giàu về văn hóa, mạnh về kinh tế, xanh - sạch về môi trường.
(PLVN) - Ngày 27/4, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Phát huy vai trò, giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới" .

Kỉ niệm 30 năm thành lập Làng trẻ em SOS Đà Nẵng

Tặng quà tri ân cho các đoàn thể có thành tích nổi bậc
(PLVN) -  Nhằm kỉ niệm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng, sáng ngày 26/04 tại K142 đường Lê Văn Hiến, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Đà Nẵng phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức kỉ niệm 30 năm thành lập làng trẻ em SOS Đà Nẵng (1994-2024)

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.