Hải Phòng cần tiên phong đổi hướng phát triển sang KCN xanh, sinh thái

Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(PLVN) - Đó là hướng phát triển phù hợp với xu thế trong giai đoạn mới đối với các Khu công nghiệp, Khu kinh tế tại Hải Phòng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi mở tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, tổ chức ngày 30/9.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) Lê Trung Kiên cho biết: Sau 30 năm phát triển, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) tại Hải Phòng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP nói riêng, cả nước nói chung trên mọi phương diện. Đến nay, Hải Phòng đã thành lập được 14 KCN với diện tích 6.080 ha và tỷ lệ lấp đầy đạt trên 61%. Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải với tổng diện tích 22.540ha đã được đầu tư xây đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại và cảng biển, logictisc tầm cỡ quốc tế.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phát biểu.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phát biểu.

Trong khoảng thời gian này, các KCN, KKT đã thu hút được gần 800 dự án đầu tư, trong đó, 503 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 25 tỷ USD, dự án trong nước đạt 13,2 tỷ USD, đưa Hải Phòng đứng thứ 6 cả nước, đứng thứ 2 Miền Bắc về thu hút đầu tư. Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, thu hút vốn đầu tư tăng mạnh, ước đạt trên 11 tỷ USD; 9 tháng/năm 2023 đã thu hút được gần 3 tỷ USD, vượt kế hoạch được giao cả năm.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tạo điểm tựa và niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư. Hải Phòng đã là địa điểm được lựa chọn đầu tư hàng đầu của các tập đoàn lớn, đa quốc gia. Các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư 8,7 tỷ USD, chiếm 41%; Nhật Bản 3,2 tỷ USD chiếm 15%; Hong Kong 2,6 tỷ USD chiếm 12%; Singapore 2,5 tỷ USD chiếm 12%. Trong đó có nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới như: Vingroup, SK, Chevron, JD, JFE, LG, GE, Sumitomo, AEON, Idemitsu, Tongwei.

Vốn giải ngân vào KKT, KCN liên tục tăng, chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn, giai đoạn 1993-2003 đạt 6.439 tỷ đồng, chiếm (13,9%); giai đoạn 2004-2013 đạt 162.438 tỷ đồng (chiếm 48,7%); giai đoạn 2014 đến nay đạt 680.468 tỷ đồng (chiếm 43,3%) tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm.

Trên chặng đường 30 năm qua, Hải Phòng không chỉ từng bước phát triển KKT, không chỉ phát triển công nghiệp đơn thuần mà phát triển với công nghiệp công nghệ cao, logictics, cảng biển, công nghiệp đô thị. KCN Tràng Duệ đã trở thành trung tâm sản xuất điện tử; KCN Hải Phòng - Nhật Bản (Nomura) đã trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo; ngoài ra, phát triển công nghiệp, đô thị hiện đại Vsip, Khu đô thị Kinh Bắc; dẫn chuyển sang mô hình công nghiệp sinh thái KCN Nam Cầu Kiền, KCN Deep C; công nghiệp gắn với cảng biển và khu phi thuế quan tại các khu công nghiệp cảng biển Deep C3, Xuân Cầu; Cảng quốc tế Lạch Huyện xếp thứ 28/100 cảng biển lớn của thế giới, đón tàu có trọng tải 200.000 nghìn tấn, các nhà đầu tư đang khẩn trương đầu tư các bến 3, 4, 5, 6, 7, 8, phần lớn sẽ khai thác vào năm 2025.

Từ đó, khoảng gần 200.000 lao động trực tiếp (chiếm 2/3 tổng số lao động toàn thành phố) đã có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập khoảng 10,2 triệu đồng/tháng, gấp 1,46 lần so mức thu nhập bình quân cả nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Kiên cũng thẳng thắn nhìn nhận: Việc xây dựng, phát triển các KCN, KKT còn một khó khăn: Chưa thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao (sản xuất chất bán dẫn, chíp điện tử, dự án có công nghệ sản xuất sử dụng năng lượng tái tạo còn hạn chế); Tiến độ thành lập các KCN chưa đạt tiến độ, yêu cầu của TP; nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và một số khó khăn khác; sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa đạt hiệu quả.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Lễ kỷ niệm.Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Hải Phòng cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới để phát triển KCN, KKT. Hải Phòng cần mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển các mô hình KCN, KKT mới. Theo đó, tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình KCN sinh thái, KCN xanh, trong đó cần quy hoạch hình thành các khu Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.Hiện nay, Hải Phòng đang xây dựng Đề án phát triển Khu kinh tế Nam Hải Phòng, với hạt nhân là khu thương mại tự do để khai thác thế mạnh của kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hải Phòng cần lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai; thu hút đầu tư có chọn lọc, phát triển sản xuất, công nghiệp, dịch vụ trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với liên kết phát triển vùng, hình thành cụm liên kết ngành; hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định (đặc biệt là đất trồng lúa) và tại các khu vực khó có khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng.

Quá trình phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển hạ tầng xã hội; đảm bảo bền vững về môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tại BQL KKT, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu tại buổi lễ.Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu tại buổi lễ.

Khẳng định lại một lần nữa vai trò của các KCN, KKT tại Hải Phòng, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh: Sự phát triển KKT và các KCN đã góp phần từng bước xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, BQL KKT Hải Phòng phải là xương sống trong mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế TP với 3 trụ cột chủ yếu là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại; trở thành động lực mới, nguồn lực mới phát triển TP nói riêng và của Khu vực Đồng bằng Sông Hồng nói chung.

Thời gian tới, BQL KKT Hải Phòng sẽ nghiên cứu, chủ động đề xuất với Trung ương, TP tiếp tục xây dựng, phát triển KKT, các KCN hiện có và xây dựng Khu kinh tế Nam Hải Phòng và các KCN đã được quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, tạo điểm tựa cho phát triển TP Hải Phòng trong giai đoạn mới.

19 tập thể tiêu biểu nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng.19 tập thể tiêu biểu nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng.

Nhân dịp này, BQL KKT Hải Phòng nhận Cờ thi đua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cờ thi đua của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hải Phòng. 15 doanh nghiệp tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 19 tập thể tiêu biểu và 15 cá nhân tiêu biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.

15 doanh nghiệp tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.15 doanh nghiệp tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đọc thêm

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.