Hải Phòng cần tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động hành nghề luật sư

 Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm trưởng đoàn
Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm trưởng đoàn
(PLVN) - Đó là một trong những đề nghị được Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm trưởng đoàn quán triệt với TP Hải Phòng tại buổi kiểm tra về việc thực hiện Luật Luật sư và khảo sát tình hình thực hiện Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư, chiều 30/11.

Phát triển cả về chất và lượng

Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Kết luận số 69-KL/TW (sau đây gọi là Kết luận số 69) của Ban Bí thư, 15 năm thi hành Luật Luật sư, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả.

Theo thống kê, thời gian qua, đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hải Phòng có 119 tổ chức, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (gồm 43 văn phòng luật sư, 45 Công ty Luật, 31 chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư) với 246 luật sư. Hải Phòng không có luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đăng ký hành nghề trên địa bàn.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại buổi kiểm tra

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại buổi kiểm tra

Hoạt động hành nghề của luật sư đã có bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả; phạm vi hoạt động dần được mở rộng, từng bước đáp ứng được nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao và đa dạng của người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chất lượng luật sư tại Hải Phòng còn có hạn chế nhất định. Còn số ít luật sư khi tham gia tố tụng có thái độ cư xử chưa đúng mực như không có mặt theo giấy triệu tập của thẩm phán, cố tình tìm lý do để hoãn phiên tòa nhiều lần nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, khi vắng mặt tại phiên tòa không có đơn xin hoãn, xin xét xử vắng mặt ...

Đại diện của UBND TP Hải Phòng tại buổi kiểm tra.

Đại diện của UBND TP Hải Phòng tại buổi kiểm tra.

Đối với việc thực hiện Kết luận số 69, với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, Hải Phòng đã từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và đội ngũ luật sư về vị trí, vai trò của luật sư. Hải Phòng cũng chú trọng biểu dương, khen thưởng và đấu tranh lên án những hành vi tiêu cực trong hoạt động luật sư. Công an TP, Viện kiểm sát nhân nhân và Tòa án nhân dân hai cấp TP luôn tạo điều kiện cho các luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư khi tham gia tố tụng.

Cần tăng cường thanh, kiểm tra

Tại Hải Phòng, thể chế về tổ chức, hoạt động luật sư mặc dù đã từng bước hoàn thiện, song vẫn còn tồn tại một số bất cập.

Một số quy định của Luật Luật sư đã bộc lộ bất cập so với thực tiễn. Một số trường hợp phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư chưa được dự liệu trong các văn bản pháp luật hoặc không có quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và tổ chức hành nghề luật sư.

Tại hội nghị, đại diện Công an TP, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Sở Tư pháp đã nêu quan điểm và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư. Trong đó, các kiến nghị tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong luật sư; giải quyết những vụ việc phức tạp cụ thể liên quan đến tổ chức và hoạt động của luật sư.

Đại diện Công an TP Hải Phòng phát biểu ý kiến.

Đại diện Công an TP Hải Phòng phát biểu ý kiến.

Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đánh giá cao Ban Thường vụ Thành ủy, UBND, HĐND TP Hải Phòng đã ban hành tương đối đầy đủ các Kế hoạch triển khai thi hành Luật Luật sư; Kết luận số 69 theo yêu cầu quy định. Công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được TP Hải Phòng quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Hoạt động tự quản của Đoàn Luật sư có những cố gắng nhất định như thực hiện tốt việc kết nạp thành viên, đăng ký tập sự, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định. Công tác xây dựng đảng, Chi bộ Đảng Đoàn Luật sư TP được thành lập tương đối sớm (năm 2008) so với các địa phương trong toàn quốc.

Đại diện Toà án nhân dân TP Hải Phòng phát biểu ý kiến.

Đại diện Toà án nhân dân TP Hải Phòng phát biểu ý kiến.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cũng cho rằng việc thực hiện Luật Luật sư, Kết luận số 69 của TP Hải Phòng còn một số vấn đề cần được quan tâm. “Tính chuyên nghiệp trong tổ chức điều hành của tổ chức hành nghề luật sư chưa cao; còn thiếu đội ngũ luật sư thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế”, Thứ trưởng Mai Lương Khôi nhấn mạnh.

Hoạt động luật sư, tổ chức luật sư tại Hải Phòng còn hạn chế như: Tỷ lệ luật sư tham gia trong quá trình tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) còn thấp so với tổng số vụ việc thụ lý; số lượng các tổ chức hành nghề luật sư được kiểm tra hàng năm còn thấp (2-3 tổ chức/năm).

Hải Phòng cũng chưa có chính sách thu hút luật sư tham gia một số nhiệm vụ của địa phương nhất là trong tư vấn pháp luật để giải quyết các vụ việc phức tạp và tư vấn dự án kinh tế trên địa bàn.

Do đó, trong thời gian tới, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đề nghị Hải Phòng nghiêm túc thực hiện Kết luận số 69 đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong chính đội ngũ luật sư về vị trí, vai trò, trách nhiệm của luật sư trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của Đoàn kiểm tra

Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của Đoàn kiểm tra

Hải Phòng cũng cần quan tâm chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 của Đoàn luật sư TP Hải Phòng để tiến tới Đại hội lần thứ IV của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Trong đó cần chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về mặt nhân sự, nhất là người đứng đầu Đoàn luật sư.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi đề nghị Sở Tư pháp TP Hải Phòng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, cả về số lượng tổ chức được kiểm tra, thanh tra mỗi năm; kiểm tra, thanh tra trọng tâm, trọng điểm, nhất là có hoạt động “núp bóng”, “lợi dụng” hoạt động hành nghề luật sư để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Trên cơ sở buổi làm việc, Đoàn kiểm tra sẽ ghi nhận, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, phản ánh của TP Hải Phòng để kịp thời báo cáo Ban Bí thư, Ban Nội chính TW, đề xuất các phương án chỉ đạo từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản trong thời gian tới.

Về phía Hải Phòng, Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của Đoàn kiểm tra đồng thời yêu cầu các sở, ngành cần nhanh chóng triển khai các giải pháp mang tính nhanh chóng và bền vững để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động luật sư và Kết luận số 69 trên địa bàn.

Đánh giá về tình hình tham gia tố tụng của luật sư tại Hải Phòng:

Số lượng luật sư tham gia tại giai đoạn điều tra: năm 2020 là 192 /1.081 vụ, năm 2021 là 190/1.079 vụ, năm 2022 là 231/1.188 vụ.

Số lượng luật sư tham gia tại giai đoạn truy tố: năm 2020 là 46/1.199 vụ, năm 2021 là 54/1.237 vụ, năm 2022 là 92/1.298 vụ, 06 tháng đầu năm 2023 là 48/943 vụ.

Số lượng các vụ án có luật sư tham gia tại giai đoạn xét xử tại TAND hai cấp TP Hải Phòng trong năm 2020 là 158/10.905 vụ; năm 2021 là 165/11.397 vụ; năm 2022 là 174/12.274 vụ; 06 tháng đầu năm 2023 là 86/5.608 vụ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.