Hai người phụ nữ bị mất hàng trăm triệu đồng sau cuộc gọi 'cài app dịch vụ công' giả mạo

Cảnh giác không cài đặt phần mềm giả mạo “Dịch vụ công”
Cảnh giác không cài đặt phần mềm giả mạo “Dịch vụ công”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bị lừa cài app giả mạo gần giống với cổng dịch vụ công, 2 người phụ nữ bị lấy mất hàng trăm triệu đồng. 

Ngày 22/3/2024, chị H (SN 1993) đến Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy trình báo việc bị mất hơn 300 triệu đồng khi khi cài đặt phần mềm “giả mạo” Dịch vụ công. Chị H cho biết có nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an phường yêu cầu chị cài đặt định danh cá nhân. Sau đó, đối tượng hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm “giả mạo” Dịch vụ công. Một lúc sau chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 320 triệu đồng.

Cũng trong ngày, Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy nhận được tin trình báo của chị T (SN 1984) về việc nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Hoàng Mai. Đối tượng hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm “giả mạo” Dịch vụ công. Sau đó chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 200 triệu đồng nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an gọi điện cho người dân thông báo Căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, mã định danh rồi yêu cầu người dân đến cơ quan Công an để khắc phục.

Các đối tượng sẽ thúc ép với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ để yêu cầu người dân tải phần mềm giả mạo “Dịch vụ công” theo đường dẫn của đối tượng cung cấp. Khi cài đặt phần mềm giả mạo, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ Công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

'Nữ quái' giả vờ mua hàng rồi cướp luôn 5 chỉ vàng

Đối tượng và tang vật. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Anh Phương (SN 1994, thường trú tại xóm Sơn Tiến, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.

Công an Hà Nội bắt giam đối tượng Dương Minh Cường

Đối tượng Dương Minh Cường. Ảnh: Công an TP Hà Nội.
(PLVN) - Đối tượng Dương Minh Cường (trú Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tìm bị hại trong một vụ án hình sự tại Hà Nội

Tìm bị hại trong một vụ án hình sự tại Hà Nội
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thông báo tìm người mua lại chiếc điện thoại di động màu đen (hệ điều hành Android) vào ngày 21/2 của Trịnh Hoàng Nam và người bị Nam trộm tài sản.